Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 31 - 32)

Hƣơng và cộng sự (2014) [1] nghiên cứu về thƣơng hiệu điểm đến Đà Nẵng ở khía cạnh là tính cách thƣơng hiệu điểm đến với ba nhóm nhân tố chính là sự chân thành, sự sôi nổi, hiền hòa – có năng lực dựa trên nhận thức của du khách nội địa về điểm đến Đà Nẵng.

Đối với Trân và cộng sự (2017) [3] tập trung vào tìm hiểu tác động của quảng cáo đến ý định mua sắm của ngƣời tiêu dùng với bối cảnh là mạng xã hội. Kết quả đã tìm đƣợc bốn yếu tố của quảng cáo qua mạng xã hội ảnh hƣởng đến ý định mua sắm của ngƣời tiêu đùng đó là yếu tố tƣơng tác – xã hội, tính giải trí, sự cho phép và sự phiền nhiễu.

Một số nghiên cứu thƣơng hiệu điểm đến ở khía cạnh là tài sản thƣơng hiệu điểm đến, theo Vinh (2018) [5] mối quan hệ các yếu tố cấu thành tài sản thƣơng hiệu điểm đến là nhận biết thƣơng hiệu điểm đến, hình ảnh thƣơng hiệu điểm đến, và chất lƣợng cảm nhận thƣơng hiệu điểm đến bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp SEM để phân tích mô hình.

Một số học giả trong nƣớc khác bƣớc đầu cũng đã dành những sự quan tâm nhất định đến nhân tố cảm hứng của du khách nhƣng chỉ là ở bối cảnh thực tế và chƣa có cái nhìn về sự trải nghiệm của du khách về thƣơng hiệu điểm đến theo Tựu và cộng sự (2012) [4] . Tƣơng tự nhƣ vậy nghiên cứu của Giao và cộng sự (2017)

[2] lấy bối cảnh là Bà Rịa – Vũng Tàu để tìm hiểu về cảm hứng của du khách nhƣng vẫn chỉ dừng lại là dựa trên hình ảnh điểm đến.

Hiện nay, nghiên cứu của Khôi và cộng sự (2019) [49] đã tiên phong nhằm mục đích giải thích cảm hứng du lịch ở một lĩnh vực mới. Cụ thể, sự gắn kết địa điểm và cởi mở với trải nghiệm đƣợc giả thuyết là động lực của cảm hứng du lịch trong khi giá trị dịch vụ cho cuộc sống yên bình và giá trị dịch vụ cho sự công nhận của xã hội đƣợc xem với tƣ cách là biến điều tiết cho thấy ảnh hƣởng tích cực của việc cởi mở đối với trải nghiệm và gắn bó địa điểm đến cảm hứng du lịch bị chi phối tiêu cực bởi giá trị cá nhân của khách du lịch. Mô hình PLS SEM đƣợc sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên ở bài nghiên cứu này cũng chƣa xem xét môi quan hệ của trải nghiệm thƣơng hiệu, sự xác thực thƣơng hiệu, cảm hứng du lịch của du khách.

Với kỷ nguyên 4.0 ngày nay, sự nghiên cứu về tác động trải nghiệm thƣơng hiệu đến đến đối với cảm hứng của du khách trong bối cảnh truyền thông xã hội trực tuyến sẽ góp phần hoàn thiện hơn bức tranh của ngành tiếp thị du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)