Thông kê mô tả đối tƣợng khảo sát nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 49 - 51)

Nghiên cứu đã tiến hành thu thập đƣợc dữ liệu 400 phiếu khảo sát (hay còn gọi là bảng câu hỏi) theo hình thức trực tuyến khảo sát du khách trên nền tảng truyền thông xã hội nhƣ Facebook và Youtube nghiên cứu hành vi cảm hứng du lịch Bình Định. Sau khi ra soát, kiểm đếm phiếu khảo thì chỉ thu về 312 phiếu khảo sát. Tiếp tục kiểm tra thông tin trên phiếu khảo sát thì phát hiện 12 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra (do thông tin trả lời không đầy đủ). Nhƣ vậy tổng số đƣa vào phân tích, xử lý là 300 phiếu câu hỏi có phƣơng án trả lời hoàn chỉnh. Dƣới đây là mô tả thống kê cụ thể đối tƣợng khảo sát là du khách trên nền tảng truyền thông xã hội nhƣ Facebook và Youtube chƣa từng trải nghiệm du lịch Bình Định trƣớc đó.

Hình 4.1. Thống kê giới tính của du khách

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, 2020

Kết quả khảo sát cho thấy giới tính du khách tham gia khảo sát là khá cân bằng, nữ có 185 ngƣời chiếm 61,67%, du khách nam có 115 ngƣời chiếm 38,33%.

Hình 4.2. Thống kê tuổi của du khách

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, 2020

38.33% 61.67% Nam Nữ 33.67% 19.67% 21% 11.67% 4% 20-30 tuổi 31-35 tuổi 36-40 tuổi 41-45 tuổi Trên 45 tuổi

Đa số du khách có độ tuổi từ 20-30 tuổi (độ tuổi từ 20-30 tuổi có 101 ngƣời chiếm 33,67%; độ tuổi từ 31-35 tuổi có 89 ngƣời chiếm 29,67%; độ tuổi từ 36-40 tuổi có 63 ngƣời chiếm 21,00%; độ tuổi từ 41-45 tuổi có 35 ngƣời chiếm 11,67%; độ tuổi trên 45 tuổi có 12 ngƣời chiếm 4,00%)

Hình 4.3. Thống kê trình độ học vấn của du khách

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, 2020

Kết quả thống kê cho thấy có 223 du khách có trình cao đẳng/đại học chiếm tỷ lệ 74,33%, trong khi trình độ trung cấp có 13 du khách chiếm 4,33%. Nhƣ vây, có thể thấy rằng du khách qua đào tạo cao đẳng/đại học chiếm tỷ lệ cao, điều này phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng nhận thức của du khách về trải nghiệm thƣơng hiệu và cảm hứng du lịch thông qua truyền thông xã hội.

Hình 4.4. Thống kê thu nhập của du khách

15.33% 4.33% 74.33% 4% 2% Khác Trung cấp Cao đẳng/đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 20% 47% 24% 9% Dƣới 5 triệu 5-10 triệu 11-20 triệu Trên 20 triệu

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, 2020

Thu nhập của du khách chủ yếu dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 47%, du khách có thu nhập 10-20 triệu có 73 ngƣời chiếm 24.3%. Các mức thu nhập/tháng khác thì số lƣợng du khách phân bổ khá đồng đều. Nhìn chung thu nhập của du khách trên nền tảng truyền thông xã hội nhƣ Facebook và Youtube chƣa từng trải nghiệm du lịch Bình Định trƣớc đó vẫn còn thấp so với các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực.

Hình 4.5. Thống kê tần suất sử dụng mạng xã hội (lƣợt/ngày) của du khách

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, 2020

Về hành vi mua sắm, đa số du khách thƣờng truy cập 3 lần trở lên mỗi ngày. Trong đó, có 51,3% du khách lƣớt mạng xã hội trên 3-5lần/ngày, 18,7% du khách truy cập 5-10 lần/ngày, 4% du khách lƣớt mạng xã hội trên 10 lần/ngày. Tần suất sử dụng mạng xã hội cao điều này cho thấy tiềm năng phát triển và tầm ảnh hƣởng của truyền thông mạng xã hội đối với Marketing trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)