Thuế và vai trò của Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 27)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Thuế và vai trò của Thuế

- Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, phát sinh trên cơ

sở các văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Cụ thể hơn:

+ Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

+ Thuế bình thƣờng: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.

+ Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rƣợu bia, thuốc lá, xe ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này

- Vài trò của thuế: Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trƣởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nƣớc, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, kích thích tăng trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập.

Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi một loại thuế mà nhà nƣớc ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng vai trò này của thuế càng nổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc.

Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nƣớc đối với xã hội. Nhà nƣớc với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tƣợng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nƣớc, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trƣởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng

khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.

Nhƣ vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc là vai trò cơ bản của thuế. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.

Vai trò kích thích tăng trƣởng kinh tế: là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trƣờng nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trƣờng nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trƣởng kinh tế (kinh tế công cộng) nhƣng lại không đƣợc các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tƣơng đối cao đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tƣơng đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn vào đầu tƣ những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc và việc ƣu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trƣởng kinh tế.

Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nƣớc ta nhà nƣớc đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tƣợng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tƣ,

phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hƣớng dẫn sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nƣớc và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nƣớc xâm nhập, cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng thế giới.

Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Trong nền kinh tế thị trƣờng, nếu không có sự can thiệp của nhà nƣớc, để thị trƣờng tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số ngƣời sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nƣớc là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh tế cho mọi ngƣời. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nƣớc vào qúa trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng công cụ thuế.

Với các sắc thuế nhƣ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập… theo hƣớng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, ngƣời có thu nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất 75% đối với rƣợu từ 40 độ trở lên, thuế suất 15% đối với rƣợu thuốc. Bia chai, bia hộp, bia tƣơi thuế suất 75% trong khi bia hơi thuế suất là 30% …). Nhƣ vậy, việc qui định về đối tƣợng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng nhƣ trên bên ngoài nhƣ là một sự cƣỡng chế nhƣng bên trong nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.

1.3.2 Nợ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ thuế

1.3.2.1. Các khái niệm về nợ thuế

Tiền thuế nợ là: các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do

cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhƣng đã hết thời hạn quy định mà NNT chƣa nộp vào NSNN.”

Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày khoản nợ đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc, hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng các hình thức khác. Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản thuế nợ là cơ sở để tính lãi phạt nộp chậm và tính số ngày nợ thuế để thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tiếp theo.

Do có nhiều quan điểm khác nhau về nợ thuế, trong luận văn này sẽ sử dụng khái niệm nợ thuế theo nghĩa hẹp để có cách hiểu thống nhất với các văn bản pháp luật quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam hiện nay.

Từ những lập luận trên, có thể định nghĩa một cách khái quát về nợ thuế nhƣ sau: Nợ thuế là một nghĩa vụ pháp lý phải nộp của thể nhân hoặc pháp nhân thuộc đối tƣợng nộp thuế theo quy định của pháp luật chƣa nộp hoặc chƣa nộp đủ vào ngân sách nhà nƣớc sau khi đã quá hạn nộp thuế hoặc quá thời hạn gia hạn nộp thuế.

1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế

* Nhân tố liên quan đến chính sách thuế

Nhân tố chủ quan: chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trƣờng hợp ngƣời nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhƣng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế lại càng không chính xác.

đến công tác quản lý nợ thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

* Nhân tố liên quan đến đối tƣợng nộp thuế

Nhân tố chủ quan: Ý thức tuân thủ của NNT là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thuế. Trong quản lý thuế hiện đại thì ý thức tuân thủ của NNT rất đƣợc quan tâm. Vì vậy, quản lý thuế lúc này phải phối hợp phƣơng pháp hành chính với phƣơng pháp kinh tế và phƣơng pháp giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của NNT. Đối tƣợng nộp thuế hiểu và có ý thức tôn trọng luật pháp thì làm giảm chi phí quản lý thuế, loại bỏ bớt hiện tƣợng trốn thuế và tránh thuế. Vì vậy việc giáo dục để ngƣời dân tự nguyện tuân thủ luật pháp trở nên hết sức cần thiết. Không chỉ dừng ở phƣơng pháp giáo dục, cơ quan thuế cũng cần tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của NNT, tránh áp đặt các mệnh lệnh hành chính một cách máy móc lên NNT, đảm bảo công bằng, dân chủ cho mọi đối tƣợng nộp thuế. Có thể nói đối tƣợng nộp thuế là nhân tố trung tâm của quản lý thuế tuân thủ pháp luật của NNT. Đối tƣợng nộp thuế hiểu và có ý thức tôn trọng luật pháp thì làm giảm chi phí quản lý thuế, loại bỏ bớt hiện tƣợng trốn thuế và tránh thuế. Vì vậy việc giáo dục để ngƣời dân tự nguyện tuân thủ luật pháp trở nên hết sức cần thiết. Không chỉ dừng ở phƣơng pháp giáo dục, cơ quan thuế cũng cần tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của NNT, tránh áp đặt các mệnh lệnh hành chính một cách máy móc lên NNT,

đảm bảo công bằng, dân chủ cho mọi đối tƣợng nộp thuế. Có thể nói đối tƣợng nộp thuế là nhân tố trung tâm của quản lý thuế.

Nhân tố khách quan: đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế thƣờng không cao. Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tƣợng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tƣợng nộp thuế không tốt, cố tình dây dƣa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trƣờng hợp do chính sách quy định chƣa rõ thì đối tƣợng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp...

* Nhân tố liên quan đến cơ quan thu thuế:

Nhân tố chủ quan: Thứ nhất: Quy trình quản lý nợ thuế hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Một cơ quan thuế xây dựng và thiết lập đƣợc một quy trình quản lý nợ thuế tốt, phù hợp với đơn vị sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nợ thuế. Bởi vì, quy trình quản lý nợ thuế hiệu quả sẽ góp phần tạo nền tảng tốt để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau và các khâu quản lý đƣợc thực hiện một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế nhƣ hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.

Các cơ quan thuế có nhận thức và những biện pháp nâng cao, cải thiện tình hình ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý thuế sẽ là những đơn vị đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý nợ thuế, bởi những công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu sức lao động, tăng độ chính xác của các thông

tin, giảm lƣợng việc cần làm, từ đó cán bộ làm công tác nợ thuế có nhiều thời gian hơn để có thể làm những công tác khác, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại cơ quan.

Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế. Con ngƣời luôn là yếu tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ thuế cũng không nằm ngoài quy luật này

Con ngƣời là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức nào, và trong các cơ quan thuế cũng vậy. Khâu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt sẽ giúp hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tốt hơn và ngƣợc lại. Vì vậy, yếu tố trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế ảnh hƣởng lên hiệu quả công tác theo cách đó

Nhân tố khách quan:

Sự phối hợp nhịp nhàn giữa các phong ban trong đơn vị cũng rất quan trọng trong công tác quản lý nợ thuế và xử lý nợ thuế.

1.3.3. Kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý nợ thuế

1.3.3.1. Nội dung kiểm soát

Đối với một tổ chức thuế thì chức năng của tổ chức KSNB trong công tác thu nợ có thể tóm tắt nhƣ sau:

- Tạo lập một cơ cấu kỷ cƣơng trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị

- Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn đƣợc phƣơng pháp tối ƣu đối phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu nợ thuế.

- Tạo lập đƣợc một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức.

- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dƣới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.

- Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu nợ đề ra, KSNB giúp ngƣời quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ chức theo hƣớng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trƣờng kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực KSNB cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo cán bộ quản lý cũng nhƣ thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)