7. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý nợ thuế
1.3.3.1. Nội dung kiểm soát
Đối với một tổ chức thuế thì chức năng của tổ chức KSNB trong công tác thu nợ có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Tạo lập một cơ cấu kỷ cƣơng trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị
- Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn đƣợc phƣơng pháp tối ƣu đối phó với các rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu thu nợ thuế.
- Tạo lập đƣợc một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức.
- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dƣới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra.
- Giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của KSNB để ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh, hoàn thành nhiệm vụ thu nợ đề ra, KSNB giúp ngƣời quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ chức theo hƣớng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trƣờng kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực KSNB cần đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo cán bộ quản lý cũng nhƣ thêm ý thức về tầm quan trọng của nó cho các cán bộ ngành thuế.
1.3.3.2. Quy trình và thủ tục kiểm soát
- Xác định KSNB là một bộ phận/quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt đƣợc các mục tiêu về:
Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hƣ hỏng hoặc sử dụng sai mục đích; Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Tuân thủ luật pháp và các quy định.
- Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố đó là:
Môi trƣờng kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cƣơng trong toàn bộ hoạt động của đơn vị; Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu; Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phƣơng thức cần thiết để kiểm soát nhƣ xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát…trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị; Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị; Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện kiểm soát nội bộ, kể cả việc hình thành và duy trì công tác kiểm toán nội bộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Việc xây dựng KSNB để quản lý thu nợ thuế bên cạnh các thuận lợi về trình độ nghiệp vụ nhân viên và độ ổn định trong hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật thì còn tồn tại nhiều vấn đề đó là:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KSNB chƣa hoàn chỉnh, còn trong giai đoạn xây dựng theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nƣớc năm 2005, nên chƣa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay. Hệ thống này vẫn còn thiếu nhiều yếu tố cơ bản, chế độ thông tin báo cáo giữa các đơn vị và ngành chủ quản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; trình độ về quản lý tài chính của thủ trƣởng nhiều đơn vị còn yếu do chỉ tập trung vào công tác chuyên môn; nhận thức về công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ trong đơn vị còn chƣa đầy đủ. Mặt khác, ở Việt Nam chúng ta văn bản Luật chính thức quy định về vấn đề quản lý công tác thuế mới đƣợc hình thành những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực này còn chƣa đầy đủ và còn nhiều bất cập trong thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức thuế. Vì vậy, tăng cƣờng công tác kiểm soát công tác thu nợ của ngành thuế và tổ chức xây dựng các chuẩn mực kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn thu để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xã hội, tạo môi trƣờng bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển theo cơ chế thị trƣờng hiện nay.
Nhƣ vậy, với mỗi một hoạt động công đều có những đặc điểm riêng của nó, muốn xây dựng tốt KSNB thì phải cần phù hợp với công tác quản lý thu thuế. Khi KSNB mang lại hiệu quả cao cần thực hiện tốt 05 yếu tố cấu thành đó là:
- Môi trƣờng kiểm soát; - Đánh giá rủi ro;
- Hoạt động kiểm soát; - Thông tin và truyền thông; - Giám sát.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH