Giới thiệu tổng quát về Cục Thuế tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 37)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu tổng quát về Cục Thuế tỉnh Bình Định

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Bình Định

Cục Thuế tỉnh Bình Định là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1990 đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý hành chính của UBND tỉnh Bình Định, trụ sở chính tại 236 đƣờng Phan Bội Châu, phƣờng Trần Hƣng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có con dấu và tài khoản riêng.

Hiện nay, theo Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 Cục Thuế tỉnh Bình Định chịu sự quản lý của Tổng Cục Thuế, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ phối hợp với Tổng Cục Thuế trong công tác thu. Thực hiện Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính và Quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng Cục Thuế thì cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bình Định bao gồm: 11 phòng chức năng tham mƣu cho Lãnh đạo Cục Thuế trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác Quản lý thu thuế của ngành và thực hiện nhiệm, quyền hạn theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính. Hiện nay với 11 Chi Cục Thuế các huyện, thành phố, thực thi nhiệm vụ quản lý thu trên từng địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 503/QĐ-CT ngày 29/3/2010 Tổng cục Trƣởng Tổng Cục Thuế.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Bình Định

Cục Thuế tỉnh Bình Định thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với ngƣời nộp thuế; đôn đốc ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc.

- Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho ngƣời nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nƣớc; hỗ trợ ngƣời nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm đƣợc giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với ngƣời nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức đƣợc ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trƣởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trƣởng Tổng Cục Thuế những vấn đề vƣớng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng Cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trƣởng Tổng Cục Thuế về những vƣớng mắc phát sinh, những vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Đƣợc yêu cầu ngƣời nộp thuế, các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nƣớc.

- Đƣợc ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với ngƣời nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nộp thuế; giữ bí mật thông tin của ngƣời nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của ngƣời nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;

- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nƣớc, Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế.

- Quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trƣởng Tổng Cục Thuế giao.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Cục Thuế tỉnh Bình Định

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Bình Định đƣợc tổ chức theo bộ máy trực tuyến bao gồm: 01 Cục trƣởng Cục Thuế, 02 Phó cục trƣởng Cục Thuế và 09 phòng chức năng tham

mƣu và 03 Phòng Thanh tra-Kiểm tra theo Quyết định số 320/QĐ-BTC ngày

28/02/2019 của Bộ Tài chính về việc quy định số lƣợng phòng thực hiện chức năng, tham mƣu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra-Kiểm tra thuế Cục Thuế tỉnh Bình Định thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Định

Ngoài ra, giúp việc cho Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Định còn có 11 Chi Cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố để quản lý thu thuế trên địa bàn quản lý của mình thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi Cục Thuế các huyện, thị xã và thành phố thể hiện qua sơ đồ sau:

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế

Tổ chức bộ máy của phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế thực hiện theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng Cục Thuế về việc quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế. Chi tiết về chức năng và nhiệm vụ nhƣ sau:

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thu nợ và cƣỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế đối với các Chi cục Thuế;

- Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tƣợng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng ngƣời nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

- Thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế còn nợ tiền thuế phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế trên địa bàn theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

- Lập hồ sơ đề nghị cƣỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cƣỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định cƣỡng chế. Tổ chức thực hiện quyết định cƣỡng chế hành chính thuế theo thẩm quyền hoặc tham mƣu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cƣỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;

- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào Ngân sách Nhà nƣớc; thực hiện xác nhận tình trạng nợ Ngân sách Nhà nƣớc;

- Tham mƣu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thuế và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế (bao gồm cả các hồ sơ xử lý nợ thuế do các Chi Cục Thuế chuyển lên); thẩm định và chuyển các hồ sơ về nợ thuế lên cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế và thu hồi nợ thuế đối với các trƣờng hợp không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế;

- Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với ngƣời nộp thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực đƣợc giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lƣu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trƣởng Cục Thuế giao.

2.2. Thực trạng nợ thuế và công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định trong thời gian qua Bình Định trong thời gian qua

2.2.1. Công tác lập kế hoạch thu nợ thuế

Trong công tác hƣớng dẫn thu nộp NSNN, Cục Thuế đã và đang tiếp tục thực hiện đề án hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế nhƣ: Triển khai thực hiện thu thuế qua các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Bình Định và đang từng bƣớc thu đƣợc những thành công. Do vậy việc tập hợp số thu đƣợc nhanh chóng, kịp thời và sự thống nhất, đã thực hiện kết nối dữ liệu về số thuế nộp NSNN thông qua cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc (Kho bạc Nhà nƣớc chuyển cơ sở dữ liệu về số thuế về cơ sở dữ liệu của ngành) vì vậy

số thu nộp ngân sách đƣợc phản ánh kịp thời, chính xác. Cục Thuế tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện đề án kế toán thu nội địa và mở các tài khoản chuyên thu của Cơ quan Thuế tại các Ngân hàng thƣơng mại.

Bảng dữ liệu 2.1. Phản ánh kết quả thực hiện số thu NSNN giai đoạn 2016-2018 của Cục Thuế tỉnh Bình Định. Kết quả cho thấy, kết quả số thu NSNN hàng năm luôn vƣợt kế hoạch đặt ra hàng năm theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế hàng năm. Năm 2016, kế hoạch thực hiện 4.817.600 triệu đồng, kết quả thực hiện công tác số thu NSNN 5.778.148 triệu đồng tăng 119,93% (tƣơng đƣơng tăng 960.548 triệu đồng). Năm 2017, số thu vƣợt mức số thu theo kế hoạch 124,63%, số thu NSNN thực hiện đạt 6.946.947 triệu đồng, tăng 1.372.947 triệu đồng so với kế hoạch. Năm 2108, mặc dù tình hình kinh tế trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Bình Định gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kết quả số thu NSNN thực hiện đạt 8.324.457 triệu đồng, tăng 1.377.510 triệu đồng so với năm 2017, tăng 134,48% so với kế hoạch đƣợc giao đầu năm của Tổng Cục Thuế giao cho Cục Thuế tỉnh Bình Định.

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện số thu NSNN giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số thu Kế hoạch Thực hiện So sánh

Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%)

Năm 2016 4.817.600 5.778.148 960.548 119,93

Năm 2017 5.574.000 6.946.947 1.372.947 124,63

Năm 2018 6.190.000 8.324.457 2.134.457 134,48

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Định - Báo cáo tổng kết hàng năm)

Hàng năm, Cục Thuế thực hiện rà soát hiện trạng nợ thuế tại tỉnh Bình Định, từ đó đƣa ra kế hoạch thực hiện thu nợ thuế trên địa bàn. Cục Thuế thực hiện phân tích đánh giá kết quả thực hiện nợ thuế của các loại hình kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định nhƣ dựa trên báo các thực hiện thu tiền

thuế nợ 10 tháng; Dự kiến các khoản nợ sẽ phát sinh và tập trung phân tích tình hình nợ thuế của các đơn vị có số nợ thuế lớn (mẫu số 13/QLN); căn cứ tiền nợ thuế năm trƣớc và tiền nợ thuế tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế ngày 31/12 hàng năm.

Bảng 2.2. Nợ thuế phân loại theo tính chất nợ giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế tỉnh Bình Định. Theo kết quả đánh giá tình hình nợ tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, tổng nợ năm 2016 là 730.491 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng thu là 188.341 triệu đồng, nợ khó thu là 499.549 triệu đồng, nợ chờ điều chỉnh 42.601triệu đồng.

Năm 2017, tổng số nợ thuế trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng 160% so với năm 2016, số nợ là 438.667 triệu đồng. Trong đó nợ có khả năng thu tăng 12.610 triệu đồng, nợ khó thu là 71.300 triệu đồng, nợ điều chỉnh phát sinh là 354.757 triệu đồng.

Năm 2018, tổng số nợ thuế tính tới 31/12 của địa phƣơng là 1.056.696 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng thu tăng 106% tƣơng đƣơng 84.117 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)