Một số đánh giá những mặt chƣa làm đƣợc và nguyên nhân tồn tại của công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 88)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số đánh giá những mặt chƣa làm đƣợc và nguyên nhân tồn tại của công tác

của công tác kiểm soát nội bộ để quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định:

2.4.1. Về Môi trường kiểm soát

2.4.1.1 Những mặt chưa làm được

hỏi khảo sát. Tác giả nhận thấy rằng, hiện nay CTTBĐ vẫn chƣa xây dựng đƣợc một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho công chức tại đơn vị mình nên vẫn xảy ra những trƣờng hợp mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế với công chức thuế. Bên cạnh đó, có thể nói là chƣa thật sự chú trọng trong việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận công việc và cũng chƣa tổ chức thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ dƣới lên trên và từ trên xuống dƣới trong các hoạt động của đơn vị.

Năng lực, kỹ năng làm việc của công chức trong CTTBĐ chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Lãnh đạo Tổng Cục Thuế cũng luôn nhận thức rằng công tác thu nợ đọng là rất cần thiết đối với chức năng kiểm soát và quản lý nợ thuế. Đồng thời, xây dựng các chuẩn mực cho công chức thuế phải xác định đƣợc mục tiêu, đối tƣợng phục vụ chính của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công việc.

2.4.1.2. Nguyên nhân tồn tại:

Trƣớc hết là do nguồn nhân lực ngành thuế chƣa đủ để có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách kịp thời, phục vụ tốt cho ngƣời nộp thuế. Mặt khác, công chức thuế còn dễ bị vật chất cám dỗ, trong thực thi nhiệm vụ còn nặng về tƣ lợi cá nhân làm ảnh hƣởng nhiều đến đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế.

2.4.2. Về Đánh giá rủi ro

2.5.2.1. Những mặt chưa làm được:

CTTBĐ chƣa thực sự chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn của công chức trong đơn vị. Phân bổ nguồn nhân lực để ngăn ngừa, đối phó rủi ro chƣa hợp lý. Các rủi ro đƣợc nhận diện đƣợc truyền đạt đến các phòng chức năng chƣa kịp thời, đầy đủ và cũng chƣa có sự phối kết hợp trong công việc. Mặt khác, CTTBĐ là đơn vị quản lý nhà nƣớc về công tác quản lý thu thuế nên còn mang nặng tính hành chính cho nên việc lập báo cáo thƣờng chƣa

phản ánh đúng tình hình nợ và công tác thu nợ thuế ở Cục Thuế mình.

Mục tiêu quản lý thu nợ ở Cục Thuế tỉnh Bình Định thƣờng đặt ra ngay từ đầu năm nhƣng khi mục tiêu nợ có khả năng thu có thể đã đạt đƣợc thì việc đánh giá cũng nhƣ đƣa ra hƣớng phòng chống rủi ro số nợ tăng cao và số nợ khó thu theo đó mà tăng lên mà số nợ này khó có thể thu hồi đƣợc, làm thất thoát nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc.

2.4.2.2. Nguyên nhân tồn tại:

Chƣa xây dựng đƣợc một quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ các rủi ro cũng nhƣ chƣa có kế hoạch hợp lý để đối phó trong các trƣờng hợp có sự biến động đột xuất về chính sách thuế, về cơ cấu tổ chức và nhân sự.

Việc phân bổ nguồn lực cũng nhƣ công tác luân phiên, luân chuyển công chức giữa các phòng, điều động công tác từ Cục về Chi cục hoặc ngƣợc lại còn mang tính cả nể từ các mối quan hệ quen biết và cục bộ địa phƣơng,…Lãnh đạo Cục Thuế chƣa thật sự chú trọng đến việc thu nợ và xử lý các khoản nợ ảo, nợ khó thu đã tồn tại trong nhiều năm qua.

2.4.3. Về Hoạt động kiểm soát

2.4.3.1. Những mặt chưa làm được:

Phòng Kiểm tra nội bộ của CTTBĐ với nguồn nhân lực quá mỏng, chỉ có 06 ngƣời nên gần nhƣ là chƣa thực hiện hết chức trách của mình hay có thực hiện chăng nữa nhƣng cũng mang tính kiểm tra điểm, kiểm tra khi có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo hoặc kiểm tra theo chuyên đề, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Cũng chính vì đặc điểm này mà kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ thƣờng không phát hiện hay phát hiện không đáng kể những rủi ro do các thông tin sai sót ở các Phòng thƣờng bị che dấu do tính cục bộ, thành tích.

Việc luân chuyển công chức, luân phiên công việc giữa các Phòng còn mang nặng hình thức, thƣờng không quan tâm nhiều đến năng lực, sở trƣờng của công chức và làm sơ sài cho có. Tầm am hiểu và nhận thức các

văn bản quy phạm pháp luật về thuế của một số công chức thuế chƣa đến nơi đến chốn, chƣa thƣờng xuyên trao đổi hỗ trợ nhau về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý thu thuế, thu hồi nợ đọng và xử lý các khoản nợ khó thu, tạo kẻ hở cho các doanh nghiệp vận dụng khai thác để gian lận thuế, trốn thuế.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cƣỡng chế nợ thuế đối với các đơn vị chây ì nhằm mục đích răng đe và cảnh cáo chứ chƣa thật sự có hiệu quả đối với các đơn vị đang thật sự khó khăn về tài chính. Thông qua các cuộc hội thảo, đối thoại với NNT cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa việc chấp hành nộp thuế đúng hạn và hƣớng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế thì cũng tạo đƣợc một môi trƣờng kiểm soát nợ thuế, tránh việc trốn thuế và thất thoát nguồn thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu nợ đƣợc Bộ tài Chính và Tổng Cục Thuế giao.

2.4.3.2. Nguyên nhân tồn tại:

Chế tài về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật thuế, chậm trễ nộp thuế hiện nay chƣa đủ sức răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chƣa chú trọng đúng mức và chƣa thật sự xem đây là đây là một trong những biện pháp trọng yếu trong công tác quản lý thu hồi nợ đọng. Bên cạnh đó, các Ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật nhƣ cơ quan Công an, Toà án, Sở Tài nguyên Môi trƣờng, Sở Tài chính, Kho Bạc Nhà nƣớc… chƣa đồng hành cùng phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan thuế để thực hiện tốt nhiệm vụ thu hồi nợ thuế.

2.4.4. Về Thông tin và truyền thông

2.4.4.1. Những mặt chưa làm được:

Một số hạn chế rất lớn còn tồn tại trong thông tin và truyền thông tác giả cần đề cập nhƣ: Ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế điện tử còn nhiều bất cập, bị lỗi, tốc độ xử lý còn chậm, thƣờng xuyên phải đƣợc nâng cấp qua nhiều

phiên bản; Lỗi hệ thống do đƣờng truyền mạng quá tải, xử lý chậm; Hệ thống các loại mẫu biểu báo cáo còn chƣa phù hợp, chƣa đầy đủ. Sự truyền đạt thông tin trong toàn hệ thống Cục Thuế còn chậm do không đủ kinh phí để lắp đặt, nâng cấp thƣờng xuyên. Việc thay đối chính sách kéo theo phải thay đổi hệ thống kê khai và hệ thống quản lý thuế chƣa kịp thời và đồng bộ làm cho dữ liệu giữa ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế chƣa chính xác. Vì vậy thƣờng xuyên xảy ra việc kê khai và nộp thuế không đúng theo các khoản mục từ đó phát sinh các khoản nợ ảo, làm cho công tác quản lý nợ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các khoản nợ để thực hiện việc đôn đốc và cƣỡng chế thu hồi nợ.

2.4.4.2. Nguyên nhân tồn tại:

Trình độ tin học của công chức thuế nói chung và cán bộ của Phòng Tin học CTTBĐ nói riêng chƣa cao, chƣa thật sự đáp cho nhu cầu công việc. Công chức làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc phân quyền sử dụng phần mềm đầy đủ để tra cứu các ứng dụng quản lý thuế và thậm chí còn có trƣờng hợp công chức chƣa thành thục về tra cứu ứng dụng dẫn đến rất trở ngại trong việc kiểm soát và đối chiếu dữ liệu cũng nhƣ gắn trách nhiệm nếu nhƣ có sai sót xảy ra. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ thông tin chƣa sửa đổi, chƣa điều chỉnh kịp thời do mẫu biểu báo cáo sửa đổi theo chính sách mới, quy định mới. Ngoài ra, nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác có liên quan chƣa đầy đủ nên nhìn một cách tổng quát thì việc kiểm soát nguồn thu và đặc biệt là thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

2.4.5. Giám sát

2.4.5.1. Những mặt chưa làm được:

Thực hiện công việc giám sát số nợ thuế do một số Phòng quản lý dữ liệu của NNT thuế đảm nhiệm nhƣng chủ yếu là tập trung ở Phòng Kê khai kế

toán thuế và Phòng Quản lý nợ đƣợc thực hiện thông qua ứng dụng quản lý thuế.

Hiện nay, việc giám sát này có thể nói là chƣa thật sự chú trọng, có thể xảy ra ở nhiều nguyên nhân nhƣng một trong những nguyên nhân là do số lƣợng doanh nghiệp đang quản lý thuế rất lớn và số lƣợng doanh nghiệp nợ thuế cùng từ đó tăng theo, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đủ để phục vụ cho công tác giám sát.

2.4.5.2. Nguyên nhân tồn tại:

Công tác quản lý nợ và thu hồi nợ đọng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CTTBĐ. Hiện nay, công tác này thực hiện chƣa tốt vì nhiều nguyên nhân đó là:

Với số công chức làm công tác quản lý nợ thuế hiện tại nếu tính bình quân đầu ngƣời để quản lý về đối tƣợng doanh nghiệp nợ thuế thì không đáp ứng đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin chƣa đầy đủ dữ liệu để phục vụ theo yêu cầu quản lý của ngành, công tác phối kết hợp, hỗ trợ trong công tác quản lý thu nợ thuế giữa các phòng liên quan chƣa tốt, chƣa thực sự kiểm ra giám sát lẫn nhau. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lƣợng làm công tác quản lý nợ thuế chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu công việc; kỹ năng tra cứu phân tích số liệu nợ chƣa thành thạo, chƣa xác định đƣợc số nợ phát sinh từ đâu và nguyên nhân từ đâu, chƣa xác định đƣợc cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế trƣớc khi ban hành thông báo nợ và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế. Chƣa phân loại đƣợc các khoản nợ và tuổi nợ để phối hợp với các phòng liên quan và các sở ban ngành thực hiện việc thu hồi nợ. Vì vậy việc số nợ đọng ngày càng tăng trong số đó tỷ trọng nợ không thu hồi đƣợc chiếm tỷ lệ rất cao.

Chƣa chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác quản lý nợ; Chƣa thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ về

công tác quản lý nợ, lớp đào tạo tin học để tra cứu các ứng dụng quản lý thuế và bổ trợ cho công tác giám sát số nợ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với chính sách thì quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế có 06 biện pháp cƣỡng chế nhƣng chỉ thực hiện hiệu quả 02 biện pháp đó là cƣỡng chế về tài khoản ngân hàng và thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dung còn lại các biện pháp khác hầu nhƣ không thực hiện đƣợc. Vì vậy việc giám sát và thu hồi nợ đọng gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp chây ì, các doanh nghiệp có hành vi gian lận và trốn thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Luật thuế Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành qua những năm gần đây luôn đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta và sát thực tiễn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Thông tƣ và Quy trình Quản lý nợ thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành từ khi có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý thu hồi nợ thuế trên địa bàn đã đạt đƣợc kết quả nhất định, tạo môi trƣờng công bằng, cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Ở chƣơng này, tác giả tập trung đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế tỉnh Bình Định trên cơ sở phân tích 05 thành phần cốt lõi của hệ thống kiểm soát nội bộ đó là: Môi trƣờng kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.

Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định và qua khảo sát của 155 cá nhân bên trong và ngoài ngành thuế tỉnh Bình Định có am hiểu về KSNB trong đó, với 118 cán bộ công chức trong nội bộ ngành thuế tỉnh Bình Định là lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo một số Chi Cục Thuế, lãnh đạo các Phòng thuộc văn phòng Cục Thuế, các chuyên viên thuộc các Phòng và các Chi cục đang công tác tại CTTBĐ và 37 cá nhân giữ các chức vụ lãnh đạo, kế toán trƣởng, những ngƣời đang làm việc ở bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nƣớc với ngành nghề kinh doanh đa dạng có am hiểu về hệ thống KSNB.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và tính toán bằng phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm trên công cụ Microsoft Office Excel để tiến hành thống kê, đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các ý kiến trả lời của 155 cá nhân nêu trên. Từ đó, đƣa ra các đề xuất cần thiết từ những mặt đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, nguyên nhân tồn tại và đây là cơ sở khoa học để tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định ở chƣơng 3 dƣới đây.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH

BÌNH ĐỊNH

3.1 Quan điểm hình thành giải pháp

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đƣợc xác lập trên cơ sở một số quan điểm nhất định, nhằm khi tổ chức và xây dựng các văn bản cũng nhƣ thực thi nhất quán và hiệu quả. Từ thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế ở Cục Thuế tỉnh Bình Định, tác giả đƣa ra một số quan điểm hoàn thiện nhƣ sau:

3.1.1. Quan điểm kế thừa

Mục tiêu của ngành thuế nƣớc ta là phải đảm bảo đƣợc yêu cầu động viên đóng góp công bằng và hợp lý giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nhà nƣớc trên cơ sở thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN và thu đƣợc lòng dân đồng thời chống các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, và dây dƣa nợ đọng chiếm dụng tiền thuế của NSNN; điều tiết thu nhập cao và quá cao không hợp lý nhằm góp phần thực hiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, cân đối thu chi ngân sách, ổn định vật giá, tiền tệ, cân đối tiền hàng; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hƣớng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển theo hƣớng mang lại lợi ích cho nền kinh tế nƣớc nhà, tích cực góp phần thúc đẩy cải tạo, củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng chống đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, gian lận thuế, trốn thuế.

Thực hiện nghiêm chính sách pháp luật thuế, thiết lập trật tự kỷ cƣơng trong việc tuân thủ các quy định về các thủ tục hành chính thuế, khai thuế và nộp thuế; Số liệu khai thuế, quyết toán thuế cũng nhƣ số liệu kế toán phải đảm bảo trung thực, chính xác và phản ánh khách quan về nghĩa vụ thuế và

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý thuế. Tránh tình trạng lợi dụng chính sách thông thoáng để chiếm dụng tiền thuế, không thực hiện nộp đúng, nộp đủ và đúng thời hạn vào NSNN.

Vấn đề nợ đọng thuế là một trong nguyên nhân những nguyên nhân cho kết quản thu ngân sách nhà nƣớc chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn trong thời gian vừa qua. Điều này đã thực sự làm ảnh hƣởng đến cân đối thu chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)