Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 61 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Kết quả khảo sát

Thực hiện việc khảo sát thực trạng KSNB trong công tác quản lý nợ thuế tại CTTBĐ ở đề tài này nhằm mục đích: Đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt tồn tại của KSNB tại CTTBĐ. Đồng thời, nhận dạng và đánh giá các nguyên nhân dẫn đến việc nợ đọng thuế ngày càng tăng. Qua đó, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong việc quản lý nợ thuế tại CTTBĐ nói chung và các hoạt động quản lý thuế của ngành thuế nói riêng.

- Theo dữ liệu thứ cấp:

+ Sơ đồ tổ chức bộ máy của CTTBĐ (Hình 2.1).

+ Chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế. + Quy trình Cƣỡng chế nợ thuế.

- Theo kết quả của bảng câu hỏi khảo sát: Sau khi tiến hành nhập, xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích việc đánh giá của công chức, viên chức trong nội bộ CTTBĐ và các cá nhân bên ngoài chủ yếu là Giám đốc, Kế toán trƣởng, Phụ trách kế toán của các doanh nghiệp trong nƣớc có đa dạng ngành nghề kinh doanh qua bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng hiện nay của hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc tác giả trình bày chi tiết ở bảng sau đây:

Bảng 2.9: Thống kê kết quả của Bảng câu hỏi khảo sát chung

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUNG Kết quả trả lời Không

trả lời

Không

1

Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc.

23/155 (14,8%) 132/155 (85,2%) 0/155 (0%) 155/155 (100%) 2

Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của ngƣời đƣợc tuyển dụng 119/155 (76,8%) 36/155 (23,2%) 0/155 (0%) 155/155 (100%) 3

Quy trình quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đã thực hiện theo đúng quy trình Tổng Cục Thuế đƣa ra

134/155 (86,5%) 21/155 (13,5%) 0/155 (0%) 155/155 (100%)

4 Việc cƣỡng chế nợ thuế có ảnh hƣởng đến các hoạt động của NNT

137/155 (88,4%) 18/155 (11,6%) 0/155 (0%) 155/155 (100%) 5

Tại Cục Thuế tỉnh Bình Định việc kiểm tra giám sát của Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế có đƣợc thực hiện chặt chẽ hay không

39/155 (25,2%) 116/155 (74,8%) 0/155 (0%) 155/155 (100%) 6

Nhân viên phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế có làm việc độc lập với nhân viên các Phòng khác không

109/155 (70,3%) 46/155 (29,7%) 0/155 (0%) 155/155 (100%) 7 Cục Thuế tỉnh Bình Định có mở các buổi tập huấn để hƣớng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy đinh của Luật, Nghị định, Thông tƣ mới ban hành 145/155 (93,5%) 10/155 (6,5%) 0/155 (0%) 155/155 (100%)

“Nguồn: Nghiên cứu của tác giả,2019”

Từ kết quả khảo sát trên, sau khi thu về 155 bảng câu hỏi khảo sát đều có 100% ý kiến trả lời với 7 tiêu chí.

Tiêu chí 1 “Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc”: Có đa số ý kiến cho rằng CTTBĐ chƣa có đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu công việc. Cụ thể: Trong 155 ngƣời trả lời câu hỏi này, có

đến 85,2% đồng ý với ý kiến này, còn lại 14,8% có ý kiến ngƣợc lại.

Tiêu chí 2 “Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của người được tuyển dụng”: Có 119/155 ngƣời (chiếm 76,8%) đống ý là công tác tuyển dụng diễn ra công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ, còn lại 36/155 ngƣời (chiếm 23,2%) là không đồng ý với ý kiến trên.

Tiêu chí 3 “Quy trình quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đã thực hiện theo đúng quy trình Tổng Cục Thuế đưa ra”: Với tiêu chí nàythì có 134/155 ngƣời trả lời rằng CTTBĐ đã thực hiện theo đúng quy trình Tổng cục thuế đƣa ra (chiếm 86,5%). Còn lại 21 ngƣời không đồng ý chiếm tỷ lệ 13,5%.

- Tiêu chí 4 “Việc cưỡng chế nợ thuế có ảnh hưởng đến các hoạt động của NNT”: Tiêu chí này có tới 155/155 (chiếm 100%) số ngƣời cho rằng việc cƣỡng chế có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp cũng nhƣ các hoạt động khác.

Tiêu chí 5 “Tại Cục Thuế tỉnh Bình Định việc kiểm tra giám sát của Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế có được thực hiện chặt chẽ hay không”: Tiêu chí này cũng có đến 116/155 (chiếm 74,8%) ngƣời trả lời rằng việc kiểm tra giám sát của Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế chƣa thật sự chặt chẽ. Còn lại 39 ngƣời (chiếm 25,2%) có ý kiến ngƣợc lại. Đây là một vấn đề hết sức đáng lo ngại và cần quan tâm vì Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế là bộ phận gắn liền với công tác kiểm soát thuế, chống thất thu thuế theo pháp luật quy định.

Tiêu chí 6 “Nhân viên Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế có làm việc độc lập với nhân viên các Phòng khác không”: Kết quả này có thể thấy đƣợc các Phòng hoạt động khá độc lập nhau thể hiện qua việc có tới 109/155 ngƣời (chiếm 70,3%) số ý kiến đồng ý với nhận định này, còn lại 46 ngƣời

không đồng ý với ý kiến này chiếm 29,7%.

Tiêu chí 7 “Cục Thuế tỉnh Bình Định có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy đinh của Luật, Nghị định, Thông tư mới ban hành”: Nội dung này thì CTTBĐ triển khai thực hiện khá mạnh, sâu rộng . Vì vậy, có đến 145/155 ngƣời (chiếm 93,5%) đều đồng ý với nhận định này. Còn lại không đáng kể với 10/155 ngƣời chiếm 6,5% là chƣa đồng ý với nhận định trên.

Nhƣ vậy, với kết quả phân tích trên có thể thấy đƣợc thực trạng hiện nay về công tác kiểm soát nội bộ trong công tác thu hồi nợ đọng thuế nói chung và thu thuế nói riêng của CTTBĐ. Từ đó, tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ và cũng chính những vấn đề này là cơ sở để tác giả có hƣớng đi đúng và phân tích sâu hơn những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại CTTBĐ ở phần sau.

Từ kết quả nghiên cứu của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ở trên, tác giả tiến hành đánh giá về thực trạng của kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu nợ thuế tại CTTBĐ thể hiện qua 05 yếu tố cấu thành nhƣ sau:

2.3.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát a. Theo dữ liệu thứ cấp

CTTBĐ đang từng bƣớc nổ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động thu thuế đang trong quá trình cải cách đổi mới bằng việc kê khai điện tử và cải cách các thủ tục hành chính của ngành.

Tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy trình một cửa để phân công phân nhiệm cho từng công chức. Công chức làm việc ở bộ phận này là những ngƣời có thâm niên công tác trong ngành, có kỹ năng xử lý tốt các hồ sơ, có tƣ cách đạo đức tốt, đƣợc đào tạo cơ bản và tuân thủ các quy định của pháp luật và văn bản hƣớng dẫn của ngành và đạo đức về cách ứng

xử của một công chức nhà nƣớc. Đây là những nhân tố tác động quan trọng đến tính hữu hiệu của KSNB ở CTTBĐ.

Công chức ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy trình một cửa thực hiện tốt công việc của mình thông qua hệ thống quản lý bằng chƣơng trình công nghệ thông tin đƣợc kết nối với các Phòng chức năng. Đây là bƣớc cải cách thủ tục hành chính, hạn chế công việc của Phòng này lại đùn đẩy cho Phòng khác nhƣ trƣớc đây gây phiền hà đến doanh nghiệp và mất nhiều thời gian nhƣng công việc vẫn không đƣợc thực hiện.

Lãnh đạo CTTBĐ cũng nhận thức đƣợc rằng công tác quản lý thu thuế và thu hồi nợ đọng là một trong những chức năng rất quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chuẩn mực cho công chức thuế phải xác định đƣợc đối tƣợng và mục tiêu phục vụ chính của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc. Hạn chế những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế với công chức thuế.

Để phù hợp với những đổi mới của ngành từ khâu ban hành, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ khai thuế cho đến thái độ phục vụ của công chức thuế, các cấp lãnh đạo cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và kỷ năng cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định của một công chức thuế.

Các Phòng chức năng thuộc CTTBĐ tham gia vào quy trình quản lý thu thuế và thu hồi nợ thuế thể hiện qua sơ đồ dƣới đây:

Hình 2.3. Quy trình quản lý thu thuế và thu hồi nợ thuế do tác giả tự xây dựng

(1) : Thông tin hƣớng dẫn, hỗ trợ cho ngƣời nộp thuế. (2a), (7): Nhận và trả hồ sơ khai thuế cho ngƣời nộp thuế. (2b) : Ngƣời nộp thuế nộp tiền thuế vào Kho bạc nhà nƣớc. (3) : Chuyển hồ sơ đến các Phòng để xử lý theo chức năng. (4) : Phối hợp xử lý hồ sơ khai thuế của các Phòng chức năng. (5) : Kiểm tra, giám sát tính tuân thủ của các Phòng, các Chi Cục Thuế. (6) : Phòng chức năng chuyển trả kết quả xử lý hồ sơ khai thuế.

Bảng 2.10: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Môi trƣờng kiểm soát STT MÔI TRƢỜNG KIỂM SOÁT Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Quan trọng mức trung bình Quan trọng Rất quan trọng 1

Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót

13 25 58 40 19

2

Lãnh đạo Cục Thuế thƣờng xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên.

30 26 56 23 20 3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. 20 23 23 57 32 4

Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên.

12 18 22 43 60

5

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dƣới lên trong các hoạt động.

19 28 32 54 22

6 Năng lực của nhân viên có

đƣợc quan tâm 16 21 43 48 27

7

Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên.

18 18 52 36 31

8

Hình thức khen thƣởng, kỷ luật rõ ràng, minh bạch công bằng.

27 47 31 28 22

“Nguồn: Nghiên cứu của tác giả,2019”

Từ kết quả trên, tác giả tính toán trên cho thấy: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tƣợng đƣợc khảo sát về môi trƣờng kiểm soát tập trung ở 04 yếu tố, tác giả đi sâu làm rõ, phân tích, đánh giá các yếu tố này nhƣ sau:

ứng xử cho các nhân viên”. Yếu tố nàyvới số ngƣời đồng ý là 103/155 chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,5% và quan trọng là trong đó có tới 38,7% số ngƣời đánh giá rằng yếu này rất quan trọng. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nên mọi hoạt động đều phải thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử khi làm việc trong nội bộ hay đối với ngoài ngành thuế. Nhƣng cần phải nhận thức rằng, xây dựng một môi trƣờng làm việc quy chuẩn không hẳn là chỉ để thể hiện cho ngƣời khác thấy mà còn thể hiện mức độ tƣơng quan khá chặt chẽ với việc xây dựng một môi trƣờng kiểm soát hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra trong đơn vị một môi trƣờng làm việc thân thiện, phối hợp làm việc với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Mặt khác, nó còn giúp cho mối quan hệ làm việc giữa các công chức, giữa cấp trên và cấp dƣới mật thiết chặt chẽ trên tinh thần vì công việc đúng quy định hành chính nhà nƣớc. Còn đối với các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, thì còn phải có sự công minh, minh bạch trong công việc, mọi việc đƣợc giải quyết trên tinh thần công bằng. Phải luôn kiểm soát đƣợc toàn bộ quá trình làm việc cũng nhƣ hoạt động của đơn vị để hạn chế tối đa những sự cố sai sót xảy ra. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Có nhƣ vậy, thì việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho các Phòng cũng nhƣ toàn CTTBĐ hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên một môi trƣờng làm việc thân thiện. Đây là cơ sở để CTTBĐ xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.

Tiếp sau là yếu tố“Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận” với 57,4% ý kiến cho rằng đây là yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện bộ phận Môi trƣờng kiểm soát và trong đó có 20,6% số ngƣời cho là yếu tố rất quan trọng. Yếu tố này đƣợc đề cập khá nhiều trong các chuẩn quản trị rủi ro khác nhƣ ISO 31000, Basel II…Phần lớn các báo cáo khi hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng một hệ thống kiểm soát rủi ro đều

thông qua yếu tố này và đó có lẽ cũng là lý do tại sao có nhiều lựa chọn đồng ý với nhận định này. Một tổ chức sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu các Phòng, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm về những gì họ làm. Điều này, giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, hạn chế các sai sót, nhƣng ngƣợc lại nếu đảm nhận quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lƣờng trƣớc. Bên cạnh đó, lãnh đạo của đơn vị cũng dễ nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các Phòng, các bộ phận sẽ tạo đƣợc môi trƣờng làm việc tốt, chuyên nghiệp, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho đơn vị.

Sau đó là yếu tố “Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động” cũng chiếm một tỷ lệ 49% (76/155 ngƣời đồng ý) và trong đó có 22 ngƣời (chiếm 14,2%) đánh giá rất cao yếu tố này.

Lãnh đạo CTTBĐ không thể quản lý hết đƣợc quá trình làm việc của các Phòng cũng nhƣ các nhân viên trong toàn đơn vị nếu nhƣ không có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả và xuyên suốt. Do đó, các cấp lãnh đạo chỉ có thể quản lý thông qua hệ thống thông tin trong đơn vị và để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả thì cần xây dựng một cơ cấu bố trí các Phòng chức năng với những nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác truyền tải hệ thống thông tin giữa các Phòng, giữa cấp trên và cấp dƣới một cách kịp thời và chính xác. Có nhƣ vậy thì công tác quản lý mới đƣợc đảm bảo và tạo ra một môi trƣờng kiểm soát tốt. Mặt khác, cũng cần phải xây dựng hệ thống thông tin giữa các bộ phận sao cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận đƣợc

linh hoạt để đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, chúng ta còn phải quan tâm đúng mức về chất lƣợng thông tin để cho việc truyền tải có hiệu quả. Nếu nhƣ xây dựng đƣợc một hệ thống truyền tải thông tin tốt nhƣng yếu kém về chất lƣợng thông tin thì có thể sẽ làm tăng thêm nguy cơ rủi ro. Nhƣ vậy, để việc truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 61 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)