Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế, Cục Thuế tỉnh Bình Định luôn bám sát tình hình thực tế của địa phƣơng và đề ra các biện pháp kiểm tra giám sát tình hình nộp thuế trên địa bàn, hạn chế việc kê khai sai, thiếu sót, giảm các đơn vị kinh doanh trốn thuế.

Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý nợ và chỉ đạo của Tổng cục, tổ chức theo dõi, giám sát thƣờng xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế, phân loại các đối tƣợng nợ, các khoản nợ theo tình trạng nợ (nợ có khả năng thu; nợ không có khả năng thu; nợ chờ xử lý; nợ của các đơn vị cá nhân bỏ trốn, mất tích, chây ỳ...) để trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp, đôn đốc thƣờng xuyên bằng điện thoại đối với các đơn vị có các khoản nợ thuế có tuổi nợ dƣới 30 ngày, gửi thông báo nợ cho các trƣờng hợp có tuổi nợ trên 30 ngày, kèm theo thông báo tiền phạt nộp chậm tiền thuế theo đúng quy trình thu nợ và Luật quản lý thuế. Yêu cầu các đơn vị làm cam kết trả nợ để đôn đốc. Phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, Sở Tài nguyên môi trƣờng, Ngân

hàng, Kho bạc, các tổ chức Tín dụng, Ban quản lý dự án thực hiện trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế để thu tiền thuế, tiền phạt. Đồng thời cùng với Đài truyền thanh thành phố công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng các đối tƣợng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế.

Đặc biệt đối với một số đơn vị kinh doanh phải áp dụng quy trình cƣỡng chế nợ thuế, Cục Thuế luôn thực theo trình tự nhƣ sau:

(1) Cƣỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế tại kho bạc nhà nƣớc, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản;

(2). Cƣỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập; (3).Cƣỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; (4).Cƣỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

(5).Cƣỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tƣợng bị cƣỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ.

(6).Cƣỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Bảng 2.7. Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ tại Cục Thuế tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

Đôn đốc bằng điện thoại

và ra thông báo 14.436 16.457 29.389 114,00 178,58 Biện pháp cƣỡng chế 419 672 1.223 160,38 181,99

Tổng 14.855 17.129 30.612 115,31 178,71

Thực hiện công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ đối với các đối tƣợng nợ quá hạn, chây ỳ các khoản nợ thuế trên địa bàn thành phố. Năm 2016, Cục Thuế đã thực hiện đôn đốc bằng điện thoại và ra thông báo đối với các khoản nợ trên 30 ngày là 14.436 triệu đồng. Thực hiện cƣỡng chế thuế là 419 triệu đồng. các khoản nợ này chủ yếu là từ các công ty TNHH và doanh nghiệp tƣ nhân làm ăn thua lỗ.

Năm 2017, Cục Thuế đã thu đƣợc 69.129 triệu đồng (bằng 204,92% so với năm 2016) bằng các biện pháp quản lý nợ, trong đó thực hiện đôn đốc bằng điện thoại và ra thông báo là 56.457 triệu đồng (bằng 145,56 % so với 2016), thực hiện cƣỡng chế nợ thuế là 12.672 triệu đồng (bằng 140,63 lần so với năm 2016).

Năm 2018, với việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, trong năm 2018, Cục Thuế đã thu đƣợc 89.612 triệu đồng tiền thuế nợ, bằng 105% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó bằng biện pháp quản lý nợ là đôn đốc bằng điện thoại, ra thông báo mẫu 07 là 79.389 triệu đồng; bằng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế là 1.223 triệu đồng.

Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn còn một số các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất có số nợ đọng cao, nhiều doanh nghiệp có số nợ thuế đã bỏ trốn khỏi địa bàn, một số doanh nghiệp không có khả năng tài chính, tài khoản Ngân hàng không có số dƣ. Do vậy, việc đôn đốc nợ và thực hiện các biện pháp cƣỡng chế gặp nhiều khó khăn và không có hiệu quả.

2.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnhBình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ công tác quản lý nợ thuế tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)