7. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Mô tả quá trình khảo sát
2.3.1.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng hệ thống KSNB công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, từ đó nhận diện những thuận lợi, khó khăn trong
công tác tổ chức và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. Dựa trên cơ sở này, tác giả sẽ phân tích và tìm hiểu nguyên nhân từ đó đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị.
Mục tiêu khảo sát nhằm tìm câu trả lời cho 02 câu hỏi sau:
Câu hỏi thứ nhất: Tình hình KSNB công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Định đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Thông qua những giải pháp nào để tăng cƣờng KSNB về công tác quản lý nợ thuế?
2.3.1.2. Nội dung khảo sát
Trên cơ sở thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, cùng với kiến thức đã đƣợc học, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các cán bộ công chức nhƣ đã trình bày trên để tham khảo ý kiến về thực trạng KSNB tại CTTBĐ dƣới góc nhìn từ các cấp lãnh đạo đến công chức quản lý thu thuế. Từ đây, tác giả có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thực trạng KSNB tại CTTBĐ để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.
Với Bảng câu hỏi ở phần đánh giá chung về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, trên cơ sở các câu hỏi từ câu hỏi Q1 đến câu hỏi Q7. Còn các câu hỏi từ câu hỏi Q8 đến câu hỏi Q12 đƣợc xây dựng theo nhóm với thang đo đƣợc xây dựng ở 05 mức độ từ 01 đến 05 với mục đích đánh giá chi tiết mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến 05 nhân tố chủ yếu của công tác kiểm soát nội bộ đó là: Môi trƣờng kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.
2.3.1.3. Đối tượng khảo sát
Tác giả chọn bên trong nội bộ ngành thuế tỉnh Bình Định là các cán bộ công chức ở văn phòng CTTBĐ, Chi cục thuế các huyện, thị xã và thành phố, còn ở bên ngoài ngành thuế đó là ngƣời nộp thuế có am hiểu về KSNB. Để
thu thập các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan, kết quả khảo sát đạt chất lƣợng và đảm bảo mức độ đáng tin cậy cao, trong thời gian nghiên cứu tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tƣợng đƣợc chọn khảo sát để khảo sát nhƣ sau:
+ Trong nội bộ ngành thuế tỉnh Bình Định: Chọn cán bộ công chức chủ yếu là cấp lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, lãnh đạo Chi cục Thuế và lãnh đạo các Đội thuế ở 04 đơn vị đó là: Văn phòng CTTBĐ, Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn, Chi cục Thuế thị xã An Nhơn và Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn.
+ Bên ngoài ngành thuế tỉnh Bình Định: Tác giả chọn đối tƣợng khảo sát là các cá nhân đang giữ cƣơng vị lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trƣởng, phụ trách kế toán, phó phòng kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để phục vụ nghiên cứu.
Với 178 bảng câu hỏi khảo sát gửi đi cho các đối tƣợng đƣợc chọn khảo sát nêu trên, trong đó: Có 128 bảng câu hỏi gửi đi cho các cá nhân hiện đang công tác ở trong nội bộ ngành thuế tỉnh Bình Định (bằng 34,8% chọn mẫu) trên tổng số 368 công chức của 04 đơn vị mà tác giả chọn khảo sát nêu trên và 50 bảng câu hỏi khảo sát gửi cho ngƣời nộp thuế chủ yếu là các cá nhân đang giữ chức vụ quan trọng ở doanh nghiệp có am hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đã thu về 155 bảng câu hỏi khảo sát đã đƣợc trả lời đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí trong nội dung của bảng câu hỏi nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài, còn lại 23 bảng câu hỏi tác giả không thu về đƣợc của 10 đối tƣợng ở Chi cục Thuế thị xã An Nhơn, Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn và 13 đối tƣợng là các nhân viên kế toán ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số trƣờng hợp đã trả lời đầy đủ các tiêu chí trong bảng câu hỏi khảo sát nhƣng vì lý do tế nhị, nhạy cảm nên
không cho biết số điện thoại liên lạc, điều này không làm ảnh hƣởng đến kết quả khảo sát. Các đối tƣợng đƣợc khảo sát cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.8 : Tổng hợp đối tƣợng đƣợc khảo sát qua bảng câu hỏi
Stt ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT Tổng số công chức Số lƣợng bảng câu hỏi Tỷ lệ khảo sát (%) Gửi đi Thu về Gửi đi Thu về I NỘI BỘ NGÀNH THUẾ 368 128 118 34,8 32,1 1 Văn phòng Cục Thuế 127 65 65 51,2 51,2 1.1 - Lãnh đạo Cục Thuế 3 1 1 33,3 33,3 1.2 - Trưởng, Phó Phòng 29 12 12 41,4 41,4
1.3 - Chuyên viên, Kiểm soát viên 95 52 52 54,7 54,7
2 Chi cục Thuế TP.Quy Nhơn 137 33 33 24,1 24,1
2.1 - Lãnh đạo Chi cục Thuế 4 3 3 75,0 75,0
2.2 - Đội trưởng, Phó Đội trưởng 32 15 15 46,9 46,9
2.3 - Chuyên viên, Kiểm soát viên 101 15 15 14,9 14,9
3 Chi cục Thuế thị xã An Nhơn 46 15 10 32,6 21,7
3.1 - Lãnh đạo Chi cục Thuế 3 3 2 100,0 66,7
3.2 - Đội trưởng, Phó Đội trưởng 11 7 5 63,6 45,5
3.3 - Chuyên viên, Kiểm soát viên 32 5 3 15,6 9,4
4 Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn 58 15 10 25,9 17,2
4.1 - Lãnh đạo Chi cục Thuế 3 3 3 100,0 100,0
4.2 - Đội trưởng, Phó Đội trưởng 12 7 7 58,3 58,3
4.3 - Chuyên viên, Kiểm soát viên 43 5 0 11,6 0,0
II NGƢỜI NỘP THUẾ 50 37
1 Tổng giám đốc 1 1
2 Giám đốc, Phó giám đốc 8 8
3 Kế toán trƣởng 26 26
4 Phó Phòng, Phụ trách kế toán 2 2
5 Nhân viên kế toán 13 0
TỔNG CỘNG 178 155
- Cách xây dựng bảng câu hỏi khảo sát: Trên cơ sở thực trạng về KSNB tại CTTBĐ cùng với kiến thức đã đƣợc học, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các cán bộ công chức ở 04 đơn vị đã trình bày trên và 50 cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp để tham khảo ý kiến về tăng cƣờng KSNB tại CTTBĐ dƣới góc nhìn từ các cấp lãnh đạo đến công chức quản lý thu thuế và ngƣời nộp thuế. Từ đây, tác giả có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về tăng cƣờng KSNB tại CTTBĐ để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.
Với Bảng câu hỏi ở phần đánh giá chung về thực trạng của hệ thống KSNB tại CTTBĐ trên cơ sở các câu hỏi từ câu hỏi Q1 đến câu hỏi Q7. Còn các câu hỏi từ câu hỏi Q8 đến câu hỏi Q12 đƣợc xây dựng theo nhóm với thang đo đƣợc xây dựng ở 05 mức độ từ 01 đến 05 với mục đích đánh giá chi tiết mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến 05 nhân tố chủ yếu của công tác kiểm soát nội bộ đó là: Môi trƣờng kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.
2.3.1.4. Phương pháp khảo sát
Để giải quyết vấn đề ở câu hỏi số 01, tác giả chọn xây dựng KSNB trong công tác quản lý thu nợ thuế về cơ bản là theo COSO 2013 bởi vì, mục tiêu của đề tài là giới hạn các rủi ro bên ngoài CTTBĐ mà chỉ nhấn mạnh đến công tác kiểm soát bên trong nội tại ở CTTBĐ. Bên cạnh đó, CTTBĐ là đơn vị hoạt động công nên có những đăc điểm riêng khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Do đó, tác giả đã hệ thống hóa việc tổ chức KSNB bổ sung theo đặc điểm của INTOSAI và đặc thù riêng trong KSNB đi theo hƣớng quản lý thu nợ tại CTTBĐ.
Để giải quyết vấn đề ở câu hỏi 02, tác giả dùng phƣơng pháp so sánh, suy luận và tổng hợp giữa thực trạng so với lý luận để xây dựng quan điểm tăng cƣờng KSNB công tác quản lý nợ tại CTTBĐ. Từ đó, tác giả đƣa ra
nhóm giải pháp tăng cƣờng KSNB trên cơ sở lý luận của COSO 2013 và INTOSAI theo năm yếu tố cấu thành nhằm giải quyết những nguyên nhân tồn tại của KSNB để từ đó làm cho công tác thu hồi nợ đọng thuế tại CTTBĐ mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tác giả đƣa ra một số kiến nghị đối với cấp trên để hoàn thiện việc tổ chức KSNB trong công tác quản lý thu nợ tại CTTBĐ một cách hiệu quả và khả thi.
Toàn bộ dữ liệu sau khi thu thập đƣợc, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, thống kê mô tả, tổng hợp suy diễn và tính toán tỷ lệ % của các ý kiến trả lời so với tổng số ý kiến theo từng tiêu chí bằng công cụ Microsoft office Excel 2010 để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.