8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới là sự nhận thức cho đúng bản chất của sự vật, hiện tượng để làm đúng theo quy luật. Đổi mới PPDH là quá trình vận động khách quan không theo ý muốn chủ quan của con người. Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận các PPDH truyền thống mà là sự kế thừa những ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng một cách sáng tạo với những giá trị của các PPDH hiện đại, phù hợp với: mục tiêu, nội dung; đặc điểm tâm lí của người học; trình độ, năng lực, phẩm chất… của người dạy; điều kiện cơ sở vật chất; quỹ thời gian.
Đổi mới PPDH về thực chất là đổi mới quan niệm về dạy học cho phù hợp với bản chất học tập của người học. Nếu quan niệm dạy học là dạy kiến thức, là truyền thụ, cung cấp kiến thức thì PPDH chủ yếu là thuyết trình, giảng giải. Nếu quan niệm dạy học là dạy cách học thì PPDH chủ yếu là hướng dẫn, gợi ý học sinh cách học, cách tự phát hiện vấn đề, giúp họ tự giải quyết vấn đề…
Vì PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của QTDH như: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả, nên QL đổi mới PPDH cũng cần tiến hành đồng bộ với các thành tố đó.
Như vậy, có thể hiểu: QL đổi mới PPDH là tiến hành một cách đồng bộ từ QL cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý ĐNGV, QL điều kiện và môi trường làm việc đến cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành, kiểm tra, đánh giá, phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thay
16
đổi cách thức làm việc của thầy và trò theo xu hướng đổi mới QTDH”.