Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Đắk Mil là một huyện thuộc tỉnh Đắk Nông, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14. Phía bắc giáp huyện Cư Jút; Đông giáp huyện Krông Nô; phía Nam giáp huyện Đắk Song; Tây giáp tỉnh Moldulkiri; Vương quốc Campuchia.

Đắk Mil có 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 9 xã: Đắk Gằn, Đắk Lao, Đắk N'Drót, Đắk R'La, Đắk Sắk, Đức Mạnh, Đức Minh, Long Sơn, Thuận An và thị trấn Đắk Mil. Diện tích tự nhiên là: 682,99ha, chủ yếu là đất đỏ badan, thích hợp với cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác; trong đó đất lâm nghiệp 25.174 ha, đất nông nghiệp 36.872 ha, đất chưa sử dụng 2.472 ha.

Dân số trung bình huyện Đắk Mil là 98.805 người, mật độ dân số trung bình 144 người/km²; so với tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Mil là một trong những huyện có mật độ dân số khá cao.

Thành phần dân tộc khá đa dạng: có tới 19 dân tộc anh em, người kinh có 14.314 hộ/64.474 nhân khẩu chiếm 80,08 dân số toàn huyện, dân tộc thiểu số tại có 1.346 hộ/7.135 khẩu chiếm 8,6% chủ yếu là dân tộc M’Nông, còn lại là dân tộc Ê đê (4 hộ/31 khẩu) và Mạ (1hộ/khẩu) dân tộc thiểu số khác 2.037 hộ/9.400 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía bắc như: Tày, Nùng, Dao, H’ Mông…

Tôn giáo: Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn huyện hiện nay có 3

36

tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo và Tin lành. Tổng số tín đồ: 48.297 khẩu, chiếm 57% dân số toàn huyện. Trong đó: Công giáo: 38.045 khẩu, Phật giáo: 3.111 khẩu, Tin lành: 7.141 khẩu.

Tháng 9-1986, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội lần thứ VII đề ra phương hướng nhiệm vụ là: Tập trung phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện, phát huy tiềm năng của rừng và đất rừng, gắn phát triển lâm nghiệp với việc thực hiện công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc; Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực, coi đó là mục tiêu hàng đầu của Đảng bộ Huyện, phấn đấu đảm bảo cân đối được nhu cầu lương thực cho nhân dân trong huyện; Coi trọng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế; Tăng cường an ninh, quốc phòng.

Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1995), tình hình kinh tế, xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; đời sống vật chất tinh thần giữa các vùng đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, nạn đói được đẩy lùi; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế đều có sự phát triển rõ rệt.

Trong giai đoạn 1996-2000, quá trình đổi mới kinh tế, xã hội của huyện Đăk Mil tiếp tục đạt được những thành tựu lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8,6%/năm; trong đó nông, lâm nghiệp tăng 7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 7%; dịch vụ tăng 23%. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, bình quân hàng năm sản lượng lương thực đạt 17.000 tấn. Đảng bộ và chính quyền huyện cũng chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc như chương trình 134, 135; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng; thực hiện xoá đói giảm nghèo, nhờ vậy số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm đáng kể.

Trong giai đoạn từ 2000 đến nay, kinh tế của huyện phát triển với nhịp

37

độ tăng trưởng khá. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận quần chúng nhân dân được cải thiện đáng kể. Tình hình an ninh chính được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ Đảng được nâng lên.

Đắk Mil là huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng an ninh của tỉnh Đắk Nông, nhân dân trong huyện giàu truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em, nhân dân Đắk Mil nhất định sẽ vượt mọi khó khăn, xây dựng huyện ngày càng giàu về kinh tế, tiến bộ về xã hội, mạnh về chính trị, vững về an ninh - quốc phòng, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)