Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đổi mới PPDH

1.3.1.1 . Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD & ĐT) cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục TH giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Khác với chương trình định hướng nội dung, CTDH định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sẩn phẩm cuối cùng “ của QTDH. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.

Bảng 1.1. So sánh chương trình giáo dục định hướng nội dung và chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực

Chương trình giáo dục định hướng nội dung

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu

Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.

17

Nội dung

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được qui định chi tiết trong chương trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã qui định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ qui định những nội dung chính, không qui định chi tiết.

Phương pháp

GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của QTDH. HS tiếp thu thụ động những tri thức được qui định sẵn.

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…;

- Chú trọng sử dụng các quan điểm, PP và kỹ thuật dạy học tích cực(PPDH hợp tác, PPDH giải quyết vấn đề, PPDH theo dự án…); các PPDH thí nghiệm, thực hành. Hình thức Chủ yếu dạy học lí thuyết trên lớp học. Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Đánh giá kết quả học tập người học

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra cho ngành Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung, cho mỗi ngành học, bậc học và mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗi CBQL GD câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng GD&ĐT, đặc biệt là chất lượng dạy học cho mỗi nhà trường?

Để nâng cao chất lượng GD thì có rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố

18

quan trọng không thể thiếu được, quyết định chất lượng và sự phát triển GD đó chính là quá trình đổi mới PPDH. Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là vai trò quan trọng việc nâng cao chất lượng dạy học.

Như vậy, đổi mới PPDH được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng học tập của người học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

1.3.1.2. Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS.

1.3.1.3. Yêu cầu đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH là tích cực hóa hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động của HS thông qua các hoạt động học tập với các phương tiện học tập và hình thức học tập khác nhau.

Các PPDH tích cực có các đặc trưng sau:

- Dạy học được tổ chức qua các hoạt động học tập của HS.

- HS cần được đặt vào các tình huống mà trong đó, HS trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra bằng các kiến thức và kỹ năng hiện tại của mình, theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, tự mình kiến tạo được các kiến thức và kỹ năng mới và phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS, GV không chỉ đơn giản là người truyền thụ tri thức mà là người chỉ đạo, hướng dẫn hành động cho HS.

19

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện PP tự học.

PPDH tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Việc rèn luyện cho HS khả năng tự học giúp cho HS có lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi HS, giúp HS có khả năng tự tìm tòi thêm nguồn tri thức cho mình trong suốt cuộc đời. Việc tự học không chỉ là học bài ở nhà sau khi lên lớp mà còn xảy ra trong tiết học với sự hướng dẫn của GV.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Trong một lớp học, trình độ kiến thức và tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối. Do đó, các HĐDH cần phải được thiết kế theo hình thức phân hóa, giúp đáp ứng nhu cầu của khả năng của từng nhóm đối tượng HS. Ngoài ra, quá trình tổ chức các HĐDH, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa thầy – trò và trò – trò, HS cần được bộc lộ ý kiến của mình, tranh luận trong tập thể và hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề học tập, đồng thời, tự nâng cao năng lực của bản thân.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Trong dạy học theo các PP tích cực, GV không những cần phải đánh giá HS để mà còn phải hướng đến việc phát triển cho HS khả năng tự đánh giá nhằm điều chỉnh cách học, đồng thời, tạo điều kiện cho HS được tham gia đánh giá lẫn nhau trong quá trình hợp tác học tập. Việc đánh giá cũng không dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng mà còn phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo của HS trong việc giải quyết các tình huống thực tế.

Nhìn chung, trong việc dạy học theo các phương pháp tích cực, GV trở thành người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục

20

tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của chương trình. Do đó, người GV cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để thiết kế giáo án và cần phải có năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, khả năng sư phạm lành nghề mới có thể chủ động tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS theo đúng dự kiến của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 30)