8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Những yếu tố khách quan
1.5.2.1 Chính sách chủ trương về đổi mới PPDH
Trong di sản tư tưởng GD của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải kể đến những ý kiến, những lời giáo huấn vô cùng quý báu của Người về vấn đề “Tự học-Tự đào tạo” và chính cuộc đời Người là một tấm gương về tự học; Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã xác định: “Phải khuyến khích tự học”; Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới PP GD-ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.”
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, PPDH và học nâng cao chất lượng ĐNGV và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên.”
Luật GD 2005 nêu rõ: “Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”
Những văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp QL cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, đây chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho
33
việc đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở các trường TH hiện nay.
1.5.2.2. Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường
Đổi mới PPDH luôn gắn liến với các yêu cầu về CSVC-TBDH. Cơ sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy, nhà trường phải tổ chức, xây dựng hệ thống CSVC-TBDH phù hợp với nội dung môn học, đáp ứng yêu cầu của quá trình DH; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC-TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.
1.5.2.3. Gia đình, cộng đồng xã hội
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em. Truyền thống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH. Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn nghiên cứu sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề; hệ thống hóa các khái niệm cơ bản; lý luận về đổi mới PPDH và công tác quản lý đổi mới PPDH của HT trường TH. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
Đổi mới PPDH ở trường TH là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc đổi mới PPDH đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các HĐDH trong nhà trường, đặc biệt yêu cầu mới về công tác QL của người HT, đòi hỏi người HT phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung và QLGD nói riêng, vạch ra được mục tiêu đổi mới, thực hiện các chức năng và PP QL đổi mới PPDH một cách sáng tạo, biết sử dụng các phương tiện QL một cách
34
có hiệu quả, hiểu biết một cách sâu sắc về nội dung QL đổi mới PPDH, biết khơi dậy nội lực của tập thể sư phạm trong nhà trường, đồng thời huy động được các yếu tố ngoại lực, xác định đổi mới PPDH là vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng DH trong nhà trường.
Đổi mới PPDH ở cấp TH hiện nay chỉ được thực hiện hiệu quả khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HS. Chính vì vậy, người HT cần phải QL các tổ chức, chỉ đạo quản lý khoa học chặt chẽ, thông qua tổ chức mà QL con người và QL công việc. Bên cạnh đó, người HT cần hiểu rõ GV, HS; nắm vững chủ trương, đường lối, cơ chế hoạt động và điều kiện thực tế dạy học của nhà trường để đề xuất các biện pháp đúng đắn.
Những vấn đề đã trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận, cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp QL đổi mới PPDH của HT các trường TH ở tỉnh Đắk Nông nói chung và các trường TH huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG