8. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
HT chưa thực sự quan tâm đúng mức về công tác QL đổi mới PPDH trong công tác QL trường học, chưa thấy hết được mối quan hệ tác động qua lại giữa các nội dung QL đổi mới PPDH, chưa vận dụng những kinh nghiệm quản lý hiệu quả đổi mới PPDH ở các trường có chất lượng dạy học tốt.
Các buổi họp của tổ chuyên môn chưa có sự chỉ đạo sâu sát của BGH, chưa chỉ đạo trọng tâm về đổi mới PPDH. Việc phổ biến kế hoạch đổi mới PPDH chưa thường xuyên, việc đôn đốc triển khai kế hoạch đổi mới PPDH ở tổ chuyên môn còn chậm, GV đã quen với PPDH truyền thống, chưa tích cực trong việc chuẩn bị bài soạn theo hướng đổi mới PPDH, đặc biệt là khâu thực hiện giờ dạy trên lớp.
Hoạt động của Đoàn thể và GVCN, chủ yếu nghiêng về phong trào và giáo dục cho HS tuân theo các chuẩn mực đạo đức xã hội là chính, chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn PP tự học để hình thành kỹ năng tự học cho HS. Điều này ảnh hưởng đến sự tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
GV chưa được tập huấn đầy đủ về các PPDH tích cực nên việc sử dụng phối hợp các PPDH tích cực của GV chưa mang lại hiệu quả; việc bồi dưỡng tập huấn sử dụng TBDH cho GV và cán bộ phòng thí nghiệm ít được chú trọng, do đó, dẫn đến tình trạng GV thiếu kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học, đặc biệt phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại; HT chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng TBDH trong giờ dạy của GV nên GV chưa tự giác trong việc sử dụng TBDH, đồng thời việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn chưa nhiều. Vì vậy việc đổi mới PPDH chưa triệt để và toàn diện.
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá HS theo hướng đổi mới PPDH thật sự chưa chú trọng đến vấn đề kết hợp sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, thói quen thi cái gì thì dạy cái ấy của GV và áp lực về kết quả của các kỳ
74
thi cũng làm cản trở không nhỏ cho việc đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, HS chưa chuẩn bị tốt việc học tập ở nhà, chưa hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà GV giao, chưa chủ động, tích cực trong giờ học. Một số HS hạn chế về trình độ và năng lực học tập, nội dung học nặng nề, quá tải. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH của GV.
Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, việc đóng góp của cha mẹ HS còn hạn chế. Ngoài ra, TBDH còn ít, không đồng bộ, nhiều trường chưa có thư viện đạt chuẩn.
Tiểu kết chương 2
Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông và nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH tại các trường TH huyện Đắk mil, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Huyện Đắk mil có cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Sự nghiệp GD&ĐT ngày càng được quan tâm, hệ thống trường học được xây dựng khang trang, đảm bảo các điều kiện CSVC-TBDH để dạy tốt-học tốt.
Đội ngũ CBQL và GV ở các trường TH đã nhận thức được về sự cần thiết phải đổi mới PPDH trong tình hình hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng GD. Xuất phát từ nhận thức trên, trong công tác QL đổi mới PPDH, HT ở các trường TH đã tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nên bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH diễn ra còn chậm, chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao; GV chưa tự giác thực hiện thường xuyên các giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH, ngại đổi mới do tốn nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị thực hiện bài dạy; việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đã được cải thiện nhưng mới biểu hiện mặt hình thức, đa số HS chưa tự thực hiện được các kỹ năng
75 thực hành, thí nghiệm một cách độc lập.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, HT quan tâm đúng mức đến vấn đề đổi mới PPDH, biết phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường phục vụ việc dạy học, xây dựng được khối nội bộ đoàn kết, đảm bảo được các điều kiện về CSVC và TBDH, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học thì đổi mới PPDH sẽ có hiệu quả.
Để thực hiện đổi mới PPDH trong tình hình hiện nay, HT cần tăng cường quản lý một cách đồng bộ và toàn diện các vấn đề sau: Hoạt động của tổ chuyên môn; hoạt động của GVCN và các đoàn thể trong nhà trường; hoạt động đổi mới PPDH của GV; hoạt động học tập của HS; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS; tạo động lực cho người dạy và đảm bảo các điều kiện thiết yếu về CSVC và TBDH cho đổi mới PPDH; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS và các lực lượng GD khác trong việc đổi mới PPDH.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1, cùng với kết quả khảo sát thực trạng về công tác quản lý của HT nhằm đổi mới PPDH ở các trường TH huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông ở chương 2 là cơ sở quan trọng để nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý của HT đối với việc đổi mới PPDH ở các trường TH huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông ở chương 3.
76
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK MIL,
TỈNH ĐẮK NÔNG