Nội dung đổi mới PPD Hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung đổi mới PPD Hở trường tiểu học

1.3.2.1. Đổi mới cách dạy của giáo viên

Trong thực tiễn dạy học, để một tiết học có chất lượng, hiệu quả cao người GV phải biết kết hợp các PP với nhau một cách linh hoạt, thể hiện sự tác động thống nhất giữa thầy và trò trong quá trình DH để đạt mục tiêu dạy học.

Đổi mới về cách dạy của thầy cần hướng đến tổ chức cho HS hoạt động, làm thay đổi hoạt động nhận thức của HS: chuyển từ tái hiện sang sáng tạo. Do vậy, GV cần thực hiện các loại hoạt động: hướng dẫn bằng lời và động tác mẫu; tổ chức môi trường học tập cho HS (chia nhóm và giao việc cho nhóm, cho cá nhân trong nhóm, cho cặp); hoạt động tác động (đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trò chuyện với HS, cùng tham gia thảo luận hoặc tham gia làm ra sản phẩm với HS,..); đánh giá HS…

Đổi mới PPDH ở bậc TH cần hướng đến cách thức tổ chức các HĐDH của thầy nhằm xây dựng cách thức, PP học tập của trò theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề đơn giản của thực tiễn; giúp HS chủ động học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, hợp tác giúp đỡ cùng nhau, từ đó đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em.

Trước kia, vai trò chủ yếu của người GV là truyền thụ kiến thức cho HS. Nguồn thông tin đến với người học chủ yếu đến từ GV. Hoạt động nhận thức của HS trong QTDH chủ yếu vẫn là vận dụng trí nhớ, là khả năng tái hiện. Nhưng mục tiêu mà dạy học cần đạt được là hình thành năng lực sáng

21

tạo cho HS. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới PPDH là phải hướng đến tăng cường các PP sáng tạo bằng việc tổ chức các hoạt đông học tập của HS trong quá trình dạy học, điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo. Tái hiện và sáng tạo có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Muốn sáng tạo con người phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức và kinh nghiệm càng phong phú và đa dạng thì khả năng sáng tạo càng cao. Tái hiện tốt là cơ sở, nền tảng cho hoạt động sáng tạo. Không thể có sáng tạo nếu không có tái hiện tốt, tái hiện là cơ sở, là nền tảng cho hoạt động sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu đó, PP dạy của thầy phải: làm cho HS hoạt động tích cực trong giờ học; tham gia hoạt động theo nhóm; tương tác và phản hồi thường xuyên; luôn có sự liên hệ với thực tiễn.

1.3.2.2. Đổi mới cách học của học sinh

PPDH chủ yếu tập trung nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Các hoạt động học tập của HS TH thường được quan tâm là: quan sát và tiếp xúc với tài liệu, nguồn thông tin; động não để phát hiện kiến thức; thực hành trong bối cảnh mới để củng cố kiến thức rèn kĩ năng; tự đánh giá. Phạm vi của các hoạt động này là hoạt động độc lập của cá nhân và hoạt động hợp tác trong nhóm. Tăng cường các hoạt động tự học cho HS, tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, nhằm biến QTGD thành quá trình tự GD. Coi trọng các yếu tố tâm lý: hứng thú, tích cực, độc lập, sáng tạo và đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

Hoạt động tự học rất đa dạng. Rèn luyện thói quen tự học cho HS phải biết kết hợp rèn luyện cả tự học trong giờ lên lớp và khi đọc sách, thực hành…Đó là điều cốt lõi trong rèn luyện PP học tập. Vì vậy, cần đặc biệt coi trọng hoạt động tự học có tính sáng tạo và cần phối hợp hoạt động tự học sáng tạo với tự tái hiện một cách hợp lý trong QTDH.

Đổi mới cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò chính là đổi mới

22

mối quan hệ thầy trò trong DH. Mối quan hệ một chiều: thầy giảng-trò nghe, ghi nhớ cần thay bằng mối quan hệ hợp tác, hai chiều: thầy tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, còn trò là chủ thể hoạt động.

1.3.2.3. Tăng cường thí nghiệm thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tế đời sống; tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật (PTKT) hiện đại vào dạy học.

Kết hợp học với hành là một trong những quan điểm GD quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Việc nắm vững lý thuyết chỉ là để biết, để nhận thức bản chất hiện tượng, sự kiện, điều quan trọng hơn là cần hành động cải tạo thực tiễn.

Ngày nay, các PTKT hiện đại đã trở nên phổ biến, có tiềm năng to lớn về tri thức và PP làm việc, cho phép tổ chức nhiều hình thức hoạt động DH phong phú và có hiệu quả. Vì vậy, việc sử dụng các PTKT hiện đại vào dạy học được xem là nội dung quan trọng trong việc đổi mới PPDH ở trường TH.

1.3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là đổi mới mục đích việc đánh giá: đánh giá để xác nhận kết quả học tập của HS và để điều chỉnh QTDH cho phù hợp với mục tiêu; đổi mới nội dung đánh giá, đánh giá theo trình độ chuẩn của chương trình; đổi mới công cụ đánh giá, kết hợp giữa quan sát trực tiếp sản phẩm rồi đưa ra nhận xét với kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận để đưa ra điểm số và nhận xét; đổi mới chủ thể đánh giá, GV đánh giá kết quả học tập của HS, HS tự đánh giá kết quả học tập của nhau.

Đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ.

Tóm lại, các nội dung cơ bản về đổi mới PPDH hiện nay là đổi mới

23

cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học, tăng cường thực hành cho HS, tăng cường sử dụng các PTKT hiện đại vào dạy học, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. “Cụ thể trước mắt, trong mỗi tiết học cần phải làm cho HS được: hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 30 - 33)