Thực trạng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong việc đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 59 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong việc đổi mớ

phương pháp dạy học ở các trường TH huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông rất quan tâm, đầu tư mạnh về CSVC, trang bị đồ dùng dạy học (ĐDDH) tối thiểu theo qui định của Bộ GD&ĐT và các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy vi tính, projector, tivi, màn hình lớn, đầu chiếu DVD, máy chiếu vật thể...

Bên cạnh đó, HT các trường cũng chăm lo việc xây dựng các phòng thực hành - thí nghiệm, phòng học bộ môn, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện đổi mới PPDH. Vì thế, CSVC và TBDH của các trường ngày càng được cải tiến đáng kể. Qua khảo sát thực trạng sử dụng TBDH của GV, kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.11.

50

Bảng 2.11. Kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên các trường Tiểu học

TT Kỹ năng sử dụng TBDH của GV SL Mức độ thực hiện Thành thạo/ Rất thường xuvên Khá/ Thường xuyên TB/Chưa thường xuyên Yếu/ Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn HS sử dụng TBDH trong giờ học 240 34 14 136 56,7 51 21,3 19 8 2 Kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng hiện có 240 40 16,7 127 52,7 61 25,3 12 5,3 3 Kỹ năng tự sáng tạo đồ dùng dạy học 240 21 8,7 88 36,7 110 46 21 8,7 4 Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (Máy chiếu projector, máy vi tính,...)

240 51 21,3 138 57,3 46 19,3 5 2

Kết quả khảo sát cho thấy:

Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn HS sử dụng TBDH trong giờ học của GV là thực hiện rất thường xuyên chiếm 14% và thực hiện thường xuyên chiếm 56,7%. Có 29,3% GV không thực hiện và thực hiện chưa thường xuyên. Điều này cho thấy trong các giờ học, đặc biệt là các tiết học thực hành - thí nghiệm, đa số GV đều hướng dẫn HS biết cách sử dụng TBDH để thực hiện các yêu cầu về nội dung thực hành - thí nghiệm. Tuy nhiên, các môn học khoa học, tự nhiên và xã hội thì ít được GV chú ý thực hiện, bởi vì thường các môn này các trường ít chú trọng đầu tư TBDH.

51

Về kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng hiện có 16,7% GV tự đánh giá sử dụng ở mức độ thành thạo; 52,7% GV sử dụng ở mức độ khá. Kết quả này cho thấy GV đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, có đến 25,3% GV chưa thường xuyên sử dụng TBDH và 5,3% GV không thực hiện, điều này cũng dễ hiểu là do GV chỉ sử dụng TBDH trong các tiết thao giảng, tiết kiểm tra, tiết thi GV giỏi mà nhà trường phát động, còn các tiết dạy bình thường theo chương trình thì ít sử dụng.

Về kỹ năng sáng tạo ĐDDH, kết quả khảo sát cho thấy có đến 46% GV chưa thường xuyên thực hiện và 8,7% GV không thực hiện. Điều đó cho thấy GV chưa tích cực trong việc làm ĐDDH phục vụ cho công tác giảng dạy của chính mình. Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các đồ đùng dạy học tự làm chủ yếu là các tranh ảnh, sơ đồ, một số mô hình dùng cho giảng dạy môn hình học. Bên cạnh đó, các nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc phát động phong trào tự làm ĐDDH, nên các GV ít làm ĐDDH mà chi sử dụng ĐDDH hiện có để phục vụ cho việc giảng dạy là chủ yếu.

Về kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học, có 21,3% GV sử dụng thành thạo và 57,3% GV sử dụng khá thành thạo, chỉ có 21,3% GV chưa thường xuyên và không thực hiện ( đa số đối với các GV lớn tuổi, GV dạy giáo dục thể chất).

Trong những năm qua việc ứng dụng CNTT vào dạy học được tất cả các trường trên địa bàn huyện Đắk Mil thực hiện, GV tất cả các bộ môn đều biết sử dụng phần mềm PowerPoint, Geometrers, Flash,… vào thiết kế bài giảng điện tử, đã tạo nên sự đa dạng, sinh động, lôi cuốn người học, góp phần tạo nên sự phong phú về phương pháp truyền đạt bài giảng.

Kết quả khảo sát (phụ lục 1b, mục 10, phần 4) cho thấy việc sử dụng các phần mềm dạy học để soạn giáo án điện tử có 22,7% GV sử dụng thành thạo và rất thường xuyên trong tất cả các tiết dạy, 45,3% GV sử dụng khá

52

thành thạo và thường xuyên, 30% GV thực hiện ở mức độ trung bình và 2% GV không thực hiện. Khi hỏi về kỹ năng sử dụng internet phục vụ cho công việc soạn giảng, ra đề thi, tìm kiếm thông tin,... hỗ trợ trong hoạt động dạy học, có 28,7% GV sử dụng rất thường xuyên và 48% GV sử dụng thường xuyên (phụ lục 1b, mục 10, phần 7).

Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường TH huyện Đắk Mil nhìn chung thực hiện ở mức độ khá, chỉ có một số môn học như Thể dục (Giáo dục thể chất), do đặc trưng của môn học nên ít có điều kiện để áp dụng.

2.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện Đắk Mil

2.4.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của tổ chuyên môn

Bằng việc khảo sát thực trạng, kết hợp với phỏng vấn GV, các TTCM và Phó HT, chúng tôi được biết, HT các trường rất coi trọng việc hướng dẫn các văn bản của ngành về việc đổi mới PPDH đến tất cả GV. Kết quả khảo sát ở phụ lục 1b mục 2 cho thấy, có 84,7% GV cho rằng cụ thể và rất cụ thể, chỉ có 15,3% GV cho biết thiếu cụ thể. Qua đó cho thấy, Ban giám hiệu chú trọng xây dựng và triển khai kế hoạch việc thực hiện đổi mới PPDH khá, tốt.

Khảo sát về sự cần thiết phải đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, ở phụ lục 1b phần III, mục 11.a cho thấy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần thiết và hết sức cần thiết (chiếm 98%). Điều đó cho thấy rằng hầu hết CBQL và GV đều đánh giá cần thiết phải thực hiện công tác QL hoạt động của tổ chuyên môn ở từng đơn vị. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được số liệu ở bảng 2.12

53

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong đổi mới PPDH

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận về thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH cho từng môn.

55 20,7 171 64,7 28 10,7 3 1,3 7 2,7

2

Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện bài dạy minh họa theo hướng đổi mới PPDH, thực tập thao giảng rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề từng môn học.

50 18,7 163 62 40 15,3 2 0,7 9 3,3

3

Tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới PPDH, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong việc đổi mới

32 12 120 45,3 89 34 7 2,7 16 6

4

Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.

116 44,7 124 46 22 8,7 2 0,7 0 0

54

Qua tìm hiểu thực tế và từ kết quả khảo sát cho thấy, HT các trường luôn đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng giảm nhẹ những nội dung có tính hành chính mà đi sâu vào nội dung chuyên môn, có 20,7% ý kiến đánh giá thực hiện tốt, 64,7% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ khá, 10,7% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, còn lại 4% cho rằng thực hiện yếu và chưa thực hiện. Việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện bài dạy minh họa theo hướng đổi mới PPDH, thực tập thao thao giảng rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề từng môn học có 80,7% ý kiến đánh giá thực hiện khá, tốt, các chỉ tiêu về đổi mới PPDH đã được đưa vào kế hoạch năm học, từng học kỳ, từng tháng của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc tổ chuyên môn tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới PPDH và giới thiệu, nhân rộng trong tổ, trong trường chưa thật thường xuyên và chưa được chú trọng đúng mức, có đến 34% ý kiến cho rằng thực hiện trung bình, 8,7% ý kiến đánh giá yếu và chưa thực hiện, điều này bộc lộ rõ việc quản lý đổi mới PPDH còn mang tính chất phong trào, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đi vào thực chất để trở thành công việc hàng ngày của GV, do đó, chất lượng sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

2.4.2.1. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuấn bị tiết dạy của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Từ kết quả khảo sát ở phụ lục 1b phần III, mục 13.a, b,c cho thấy:

HT các trường TH có quan tâm đến việc QL các hoạt động giảng dạy của GV, thông qua các cuộc họp hội đồng, họp giao ban chủ nhiệm, đã tăng cường công tác nâng cao nhận thức cho ĐNGV về đổi mới PPDH nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thật sự duy trì thường xuyên trong công tác chỉ đạo chuyên môn, có 67,3% GV đánh giá HT tổ chức cho GV học tập, trao đối

55

kinh nghiệm thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, hội thảo, tham quan các trường bạn là khá, tốt; 32,7% lại cho là trung bình và yếu; 78,6% lại cho HT đã làm khá, tốt việc hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học, quy định soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH.

Về thực hiện kiểm tra giáo án GV theo định kỳ và đột xuất của HT đã được thể hiện chi tiết qua kế hoạch kiểm tra nội bộ xây dựng đầu năm học, có đến 96% ý kiến đánh giá khá, tốt; chỉ có 4% ý kiến cho rằng là trung bình. Điều này cho thấy, công tác kiểm tra giáo án GV của đa số HT được tiến hành thường xuyên và có kết quả tốt.

2.4.2.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Số liệu tổng hợp tại phụ lục 1b phần III mục 13.d, e cho thấy, có 92% ý kiến đánh giá khá, tốt về theo dõi việc thực hiện nề nếp, giờ giấc lên lớp của GV. Tuy nhiên có 21,3% ý kiến cho rằng việc tăng cường dự giờ định kỷ, đột xuất, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả thực hiện đổi mới PPDH của từng đợt, từng học kỳ, cả năm là mức trung bình và yếu; 1,3% ý kiến cho rằng chưa thực hiện. Điều này cho thấy HT thường khoán trắng công tác này cho phó HTCM, hoặc tổ trưởng chuyên môn. Theo chúng tôi, hiệu trưởng chưa thực sự thường xuyên làm tốt công tác này.

56

2.4.2.3. Thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá giáo viên và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá giáo viên và kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1 Quy định số tiết thao giảng theo hướng đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH/học kỳ/năm học. 113 43,3 124 46 25 10 2 0,7 0 0 2

Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dự

giờ theo

tuần/tháng/năm; tăng cường dự giờ giáo viên mới ra trường.

107 40,7 127 48 23 8,7 7 2,7 0 0

3

Dự giờ gắn liền với đánh giá thi đua.

113 42,7 125 47,3 23 8,7 3 1,3 0 0

4

Phổ biến cho GV về quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,

108 40,7 122 46 34 13,3 0 0 0 0

57 TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL %

cho điểm xếp loại HS.

5

Tổ chức thi, kiểm tra theo đề chung của Sở, trường.

127 48 97 36,7 37 14 3 1,3 0 0

6

Tăng cường kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử -Địa lý. 137 52 113 42,7 14 5,3 0 0 0 0 7 Cập nhật điểm thường xuyên và quản lý điểm bằng các phần mền máy tính. 129 48,7 111 42 21 8 3 1,3 0 0 8 Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra đánh giá.

150 56,7 99 37,3 12 4,7 3 1,3 0 0

Từ số liệu khảo sát thu được từ bảng 2.13 và trao đổi, phỏng vấn với CBQL, GV, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Hầu hết HT đã xác định kế hoạch dự giờ đánh giá GV vào trong kế hoạch tháng, học kì và năm học. Quy định cụ thể số tiết dự giờ thao giảng cho

58

mỗi GV trong một học kỳ, đối với GV mới ra trường BGH và TTCM luôn tăng cường dự giờ, nhằm uốn nắn, điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Ngoài ra, GV mới ra trường phải tham gia dự giờ đồng nghiệp nhiều hơn các GV khác để học hỏi rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc dự giờ làm cơ sở cho đánh giá thi đua theo hướng đổi mới PPDH, có 8,7% ý kiến đánh giá trung bình, khi trao đối với GV, họ cho biết, phần lớn các tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH chỉ thực hiện ở tiết kiểm tra nội bộ, thao giảng, tiết thi GV giỏi, trong các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. Hơn nữa, việc đánh giá tiết học còn thiếu khách quan, chưa thực chất vì do tâm lý nể nang, ngại va chạm. Vì vậy, tác dụng tích cực của việc dự giờ học tập kinh nghiệm còn hạn chế, đánh giá, xếp loại giờ dạy GV không đúng thực chất nên tạo ra tâm lý chủ quan, ảnh hưởng đến công tác thi đua trong trường học.

Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không thể thiếu trong QL hoạt động PPDH của GV, có 86,7% ý kiến đánh giá HT cho GV về quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại học sinh loại khá, tốt; 13,3% ý kiến đánh giá trung bình. Điều này chứng tỏ HT các trường đều phổ biến rộng rãi đến GV để biết và thực hiện. Về việc thi và kiểm tra tập trung theo đề chung của trường và của Sở, có 84,7% CBQL và GV cho rằng thực hiện khá tốt. HT các trường chỉ đạo ra đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận đối với các môn học như Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt và Khoa học, Lịch Sử, Địa lý (Đối với khối 4,5) được đại đa số GV đánh giá thực hiện khá, tốt chiếm 94,7%. Bên cạnh đó, công tác quản lý điểm bằng phần mềm máy tính thực hiện khá, tốt chiếm 90,7% và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi của HT cũng được GV đánh giá khá cao, trong đó, có 94% ý kiến đánh giá việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra, đánh giá là khá, tốt. Chỉ có 1,3% ý kiến đánh giá yếu.

59

2.4.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưõng kỹ năng đổi mới PPDH cho giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % SL % 1 Bồi dưỡng kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH: Thiết kế các hoạt động, câu hỏi, thực hành, thảo luận nhóm, sắm vai.... 46 17,3 121 46 76 28,7 21 8 0 2 Bồi dưỡng các kỹ năng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học huyện đăk mil, tỉnh đăk nông (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)