b. Ý nghĩa thực tiễn
3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
So với toàn tỉnh, Long Thành là huyện có nền kinh tế khá phát triển, tốc độ tăng trưởng khá cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách tích cực:
- Tốc độ tăng GDP trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2016 đạt 15,23%, tương ứng với mức tăng trưởng toàn tỉnh Đồng Nai là (khoảng 13%), cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn quốc là (5,78%).
- Cơ cấu GDP giai đoạn 2011 - 2016 đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, trong đó: ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ đã phát huy được thế mạnh của vùng KTTĐPN và của tỉnh về thu hút đầu tư, nên tỷ trọng GDP ngành dich vụ tăng từ 25,3% năm 2010 lên 34,58% năm 2016; ngành công nghiệp - xây dựng năm 2016 chiếm 59,98%, ngành nông - lâm nghiệp năm 2011 chiếm 10,28% thì tới năm 2016 giảm xuống còn 5,44%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2016 đạt 50,73 triệu đồng.
Như vậy xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo sẽ ngày càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất. Đồng thời cũng đòi hỏi sự sắp xếp, bố trí hợp lý quỹ đất trên địa bàn để phù hợp với sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhu cầu dân sinh và môi trường cũng được đảm bảo.
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành nông - lâm nghiệp: Mặc dù mức đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp từ nguồn kinh phí của nhà nước còn hạn chế, nhưng nhờ tác động của các chính sách đổi mới đối với nông nghiệp - nông thôn, nên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã được những thành quả đáng khích lệ.
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định1994) năm 2011 là 584,57 tỷ đồng, đến năm 2016 là 663,06 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 3,34%. Trong đó, trong lĩnh vực trồng trọt đã hình thành các vùng chuyên canh cây lâu năm (cao su, cây ăn quả,…), nhưng diện tích đất nông nghiệp nói chung đang có xu hướng giảm mạnh, do chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp. Ngành chăn nuôn đang có xu hướng hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường.
* Ngành công nghiệp - xây dựng: Long Thành là một trong những huyện, thị
có nền công nghiệp phát triển nhanh, xếp thứ ba toàn tỉnh chỉ sau thành phố Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch. Nhiều khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp địa phương đã và đang hình thành, nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng.
Về giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng (giá cố định 1994) năm 2011 là 1.380,99 tỷ; năm 2015 là 2.713,68 tỷ, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng bình quân 19,73%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.
Về hình thành các khu công nghiệp (KCN) tập trung: hiện nay đã quy hoạch và hình thành 05 KCN bao gồm: KCN Gò Dầu, khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp An Phước, KCN Lộc An - Bình Sơn và khu công nghiệp Long Đức giai đoạn 1. Về xây dựng các cụm công nghiệp địa phương: Trên địa bàn huyện Long Thành đã hình thành và quy hoạch các cụm công nghiệp bao gồm: cụm công nghiệp Tam An, Cụm công nghiệp xã Long Phước 1, cụm công nghiệp xã Phước Bình.
* Ngành thương mại – dich vụ: Ngành thương mại và dịch vụ phát triển với
quy mô và tốc độ phát triển khá nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bàn. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân 19,73%/năm, đạt chỉ tiêu đề ra (12-13%), tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 21,15%/năm. Hoạt động tín dụng ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ phục vụ công nhân trên địa bàn được đẩy mạnh; dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà trọ cho công nhân thuê phát triển đáng kể. Công tác đầu tư hạ tầng thương mại dịch vụ được chu trọng, đã quy hoạch và đang tổ chức triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số dự án như: Trung tâm hội chợ triển lãm và hội nghị quốc tế, Trung tâm thương mại ngã ba Mũi Tàu, Trung tâm cao ốc thương mại dịch vụ Long Thành, Chợ, khu phố chợ Quản Thủ.
Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ven sông của huyện đã giảm đáng kể khi các xã ven sông Đồng Nai được sát nhập về thành phố Biên Hòa, chỉ còn lại khu vực xã Tam An có tiềm năng phát triển với các loại hình du lịch sông - nhà vườn, kết hợp với du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, tham quan, nghiên cứu các loại động thực vật… Năm 2016, một số nhà đầu tư đã đăng kí xin giới thiệu địa điểm để triển khai các dự án du lịch.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê của Phòng Thống kê Huyện Long Thành đến năm 2016 (bảng 3,2), dân số của huyện là 223.981 người, bằng khoảng 7% dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 520 người/km2 (toàn tỉnh 432người/km2). Tốc độ tăng dân số năm 2011 là 1,6%, đến năm 2016 ước 1,99% (trong đó tăng tự nhiên 1,025% và tăng cơ học 0,965%). Cơ cấu dân số thành thị/nông thôn năm 2011 là 14,23% và 85,77%, tới năm 2016 ước 14,29% và 85,71%. Mặc dù có cấu dân số đô thị của huyện Long Thành không tang, nhưng thực chất trên địa bàn huyện đã và đang hình thành rất nhiều khu dân cư tập trung theo hướng đô thị hiện đại; nhiều khu vực ở không có sự phân biệt giữa đô thị và nông thôn.
Tổng số dân trong độ tuổi lao động của toàn huyện năm 2016 là 148.947 người, trong đó số lao động có việc làm ổn định 138.372 người.
Giai đoạn 2011 - 2016 đã giải quyết việc làm cho 25.440 lao động. Cơ cấu lao động từng bước có sự chuyển dịch, chủ yếu từ lao động nông nghiệp sang lao động
công nghiệp với cơ cấu hiện tại là lao động công nghiệp chiếm 54,9%; lao động dịch vụ chiếm 23,88%; lao động nông nghiệp chiếm 17,9% (tỷ lệ tương ứng năm 2011 là 53,9%; 23,63%; 22,45%).
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Long Thành
TT Hạng mục Đơn vị tính
Năm
2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng nhân khẩu Người 204.036 210.477 215.301 219.611 223.981
- Nông thôn Người 175.007 180.426 184.554 188.227 191.972 - Đô thị Người 29.029 30.051 30.747 31.384 32.009
2 Tỷ lệ tăng dân số % 3,157 2,292 2,002 1,990
- Tăng tự nhiên % 1,036 1,03 1,026 1,025
- Tăng cơ học % 2,121 1,262 0,976 0,965
3 Tổng số lao động Người 124.726 128.550 131.298 135.321 138.372
- Nông-Lâm nghiệp Người 25.950 25.860 25.360 25.216 25.004 - Công nghiệp - Xây
dựng Người 67.436 68.980 70.856 73.563 75.355 - Dịch vụ Người 31.340 33.710 35.082 36.542 38.013
Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Long Thành lần thứ 11, nhiệm kỳ 2015-2020; số liệu Thống kê huyện Long Thành năm 2016.
So với toàn tỉnh, Long Thành là huyện có dân số tương đối cao; tốc độ di dân vào huyện tăng khá nhanh: Năm 2011 tốc độ tăng dân số cơ học 1,6% năm 2012 là 2,12%, năm 2013 là 1,26%, năm 2016 sẽ là 0,97%. Chính sự tăng nhanh này cũng tạo ra nhiều vấn đề không thể giải quyết ngay được như: vấn đề chỗ ở cho dân nhập cư, sự quá tải hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ đô thị, sự xuống cấp của môi trường,… Đồng thời cũng gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
* Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Long Thành có huyện lỵ là thị trấn Long Thành với diện tích là 938 ha, nhưng chỉ có khu trung tâm hành chính và khu vực tiếp giáp dọc theo Quốc lộ 51 là đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh với quy mô khoảng 400 ha, các khu vực còn lại hạ tầng còn manh mún và chắp vá theo nhu cầu hiện hữu, chưa xứng tầm. Mặc dù thị trấn đã có quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5000 nhưng tốc độ xây dựng hạ tầng còn chậm. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, khu dân cư, các khu vực khác của huyện cũng đang chuyển mình từ nông thôn lên thành thị nên tốc độ đô thị hóa rất nhanh, nhất là ở các xã tiếp giáp thị trấn Long Thành và các khu công nghiệp.
Do tốc độ tăng dân số nhanh (chủ yếu là tăng cơ học) đã tạo áp lực rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển các khu dân cư và hạ tầng đô thị. Vì vậy, trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn, ngoài việc tạo sức hút để phát triển công nghiệp cũng cần phải có một nền tảng là cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ xã hội. Đồng thời, phải quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng và phát triển theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng phát triển manh mún, hình thức kiến trúc không có định hướng.
Trên thực tế, tại một số khu vực dân cư trên địa bàn thị trấn phát triển theo hướng tự phát, công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, dẫn đến sự phát triển manh mún và phá vỡ không quan quy hoạch. Chính sự phát triển nêu trên đã gây áp lực rất lớn đến việc bố trí đất tái định cư trong quá trình xây dựng, chỉnh trang đô thị.
* Thực trạng phát triển của khu dân cư nông thôn:
Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, tại các xã trên địa bàn đã được lập quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn. Tuy nhiên, việc đầu tư các công trình hạ tầng vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ theo đúng quy hoạch. Ngoài các đường giao thông chính liên huyện, liên xã được Nhà nước đầu tư thì các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư được thực hiện chủ yếu dưới hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Mặc dù đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, tạo ra bộ mặt nông thôn khang trang theo tiêu chuẩn nông thôn mới, nhưng tính liên kết chưa cao, chưa đạt chuẩn theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
Do áp lực về sự gia tăng dân số cơ học, làm cho nhu cầu đất cho mục đích ở tăng cao, cùng sự ảnh hưởng của hàng loạt các dự án cấp Quốc gia và vùng (sân bay Quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cầu đường quận 9 Long Thành,…) đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường đất đai trên địa bàn. Thực tế đã phát sinh nhiều dự án dân cư mới, đáng lưu ý là nhiều khu vực đất nông nghiệp được chuyển đổi sang đất ở theo nhu cầu tự phát đã, đang và sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ (như: giao thông kết nối, điện sinh hoạt, cấp
thoát nước, trường học, cây xanh,…), làm cho các khu dân cư thiếu sự kiên kết mật độ ở thấp nhưng quy mô khu dân cư lớn, gây khó khăn trong việc bố trí gắn kết hạ tầng. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình xây dựng, chỉnh trang cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, do quá trình thực hiện phải xem xét bố trí tái định cư cho người dân.