b. Ý nghĩa thực tiễn
3.3.1. Tình hình bố trí vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư
Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, vốn đầu tư xây dựng các khu tái định cư thuộc vốn Ngân sách địa phương và của tỉnh, trong khi nguồn vốn để tập trung đầu tư cho các khu tái định cư còn hạn chế, dẫn đến việc chậm xây dựng và hoàn thành các khu TĐC.
Từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2013, việc bố trí TĐC là do chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, một số dự án đầu tư chậm bố trí vốn để triển khai thực hiện, đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhiều dự án (kể cả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách) không có đủ kinh phí để chi trả cho người bị thu hồi đất dẫn đến dự án phải kéo dài và điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; nguồn vốn để tập trung đầu tư cho các khu tái định cư còn hạn chế.
Do thực tế không có quỹ đất sạch để bố trí các khu tái định cư, nên để đầu tư xây dựng khu tái định cư mới thì phải thực hiện thu hồi đất đã có chủ sử dụng và lại phải có đất để bố trí tái định cư cho các hộ phải di dời ra khỏi khu tái định cư. Tuy nhiên, nguồn
vốn bố trí tái định cư được tính trong chi phí của dự án, chủ đầu tư chưa kịp bố trí nguồn vốn để thực hiện; trong khi Luật Đất đai không quy định việc bắt buộc chủ đầu tư phải tạm ứng trước kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ nên khi chủ đầu tư không bố trí được kinh phí để chi trả thì không thể triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện khu tái định cư cũng như dự án. Pháp luật đất đai cũng chưa có chế tài xử lý đối với các chủ đầu tư khi không chịu ứng kinh phí để chi trả theo các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt hoặc chậm bố trí kinh phí (như: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành,..).