- Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của gạo tấm
Vicente & cs. (2008) cho biết gạo có hàm lượng tinh bột cao hơn ngô, polysaccharide không phải tinh bột thấp hơn ngô, cấu trúc hạt tinh bột mịn hơn ngô, hàm lượng amylose trong gạo thấp hơn ngô, phức lipit - amylose trong gạo
21
ít hơn ngô, men tiêu hóa hoạt hóa tốt hơn trong môi trường tinh bột gạo. Tinh bột gạo làm giảm tiết chất điện giải trong ruột non làm giảm tiêu chảy ở lợn.
Sreng & cs. (2020) công bố hàm lượng VCK, CP, tro, xơ thô và lipit tương ứng của gạo tấm là: 90,51%; 7,48%; 0,85%; 1,23% và 0,67%.
Kết quả nghiên cứu của Li & cs. (2006) trên lợn cho biết, giá trị năng lượng trao đổi (ME) của gạo lật và ngô tương ứng là 14,13 và 14,24 MJ/kg (3374,89 và 3401,17 kcal/kg khô không khí); tỷ lệ nitơ tích lũy là 48 và 54,7%; giá trị sinh học protein của ngô là 59,1% và gạo lật là 64,6%; tỷ lệ protein thuần sử dụng (NPU) của ngô là 47,8% và gạo lật là 54,9%. Như vậy, chất lượng protein của gạo lật tốt hơn của ngô.
DE: kcal/kg VCK: 3745; ME: kcal/kg VCK: 3721; theo 86,97% VCK: 3257 kcal DE; 3236 kcal ME/kg (Dadalt & cs., 2016).
Schirmann & cs. (2018) xác định thành phần hóa học và giá trị DE, ME và NE của gạo tấm làm thức ăn cho lợn. Giá trị DE, ME, NE của gạo tấm trên lợn tương ứng là: 4060, 3995 và 3356 kcal/kg VCK.
Các nghiên cứu sử dụng gạo lật, gạo tấm, một nguồn ngũ cốc có sẵn ở các nước sản xuất lúa gạo như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan: Li & cs. (2006) cho biết hàm lượng protein thô (CP) của gạo lật tương đương ngô, tuy nhiên hàm lượng ADF (xơ không tan trong dung dịch axít) của ngô lại cao hơn gạo lật, tỷ lệ là 2,91 và 1,31%. Giá trị ME trên lợn sinh trưởng tương ứng của gạo lật và ngô là 3.585 và 3.274 (kcal/kg), giá trị ME của gạo lật cao hơn 9,5% so với ngô (Gilles & cs., 2018).
Giá trị ME của gạo tấm và ngô tương ứng là 3503,5 kcal/kg và 3251,5 kcal/kg (ngô). Giá trị ME của gạo tấm cao hơn 7,75% so với ngô (Liu & cs., 2016). Gạo tấm là một nguồn thức ăn cho lợn quan trọng để giảm thiểu lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệm nguồn ngoại tệ. Hàng năm, chúng ta đã phải chi đến 1,51 tỷ USD để nhập khẩu 7,75 triệu tấn ngô (USDA, 2018).
Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của ngô và gạo tấm theo Lewis & Southern (2000) được trình bày ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của ngô và gạo tấm
ĐVT: %
Chất dinh dưỡng Ngô Gạo tấm
VCK 89 89 Protein thô 8,3 8 Lipit 3,9 0,6 Xơ thô 2,2 0,6 Ca 0,03 0,04 P 0,25 0,18 Lysine 0,26 0,3 ME, kcal/kg 3400 3300
Nguồn: Lewis & Southern (2000)
Theo Casas & Stein (2015), tỷ lệ phytase tương ứng trong ngô, gạo lật và gạo tấm là 0,49; 0,79 và 0,22%. Tỷ lệ P phytase/P tổng số của gạo lật rất cao, đến 81,5% còn tỷ lệ này tương ứng trên ngô và gạo tấm là 65 và 54,5%. Tỷ lệ P không phải phytase trong gạo tấm cao hơn ngô và gạo lật. Điều này cho thấy: khi sử dụng ngô, gạo lật và gạo tấm làm thức ăn cho lợn cần bổ sung men phytase để làm tăng lượng P hấp thu (bảng 2.13).
Bảng 2.13. Thành phần dinh dưỡng của ngô, gạo lật và gạo tấm
ĐVT: %
Chất dinh dưỡng Ngô Gạo lật Gạo tấm
VCK 83,3 88,1 88,1 Protein thô 6,64 9,51 7,67 Tro thô 0,83 1,22 1,25 Lipit 2,02 3,15 1,42 ADF 3,11 1,37 0,46 NDF 8,56 2,66 0,61 Ca 0,01 0,01 0,01 P 0,2 0,27 0,11 Phytase 0,49 0,79 0,22 P phytase/P tổng số 65 81,5 54,5
P không phải phytase/P tổng số 35 18,5 45,5
23
Beatriz & cs. (2008) nghiên cứu sử dụng gạo nấu chín thay thế hoàn toàn ngô trong khẩu phần ăn cho lợn con 37 ngày tuổi cho thấy tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, chiều cao nhung mao ruột (villus) khi khẩu phần sử dụng gạo cao hơn khẩu phần sử dụng ngô.
Li & cs. (2002) thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con trong thời gian 4 tuần sau cai sữa cho thấy: sử dụng gạo lật thay thế 50% và 100% ngô đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con (giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng) so với lô sử dụng 100% ngô; không ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn thu nhận.
Cromwell & cs. (2005) thí nghiệm sử dụng 100% gạo lật nghiền làm thức ăn cho lợn nuôi thịt từ 25 kg đến 106 kg. Kết quả cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày), lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày) và hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) đạt tương ứng: 0,85; 2,45 và 2,89. Thịt có tỷ lệ thân thịt nóng: 73,2% và tỷ lệ nạc (không mỡ) 50%.
Lerdsuwon & Attamangkune (2008) sử dụng 100% gạo tấm trong thức ăn cho lợn có khối lượng 7,8 kg/con, thí nghiệm tiến hành trong 9 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy: lợn sử dụng khẩu phần 100% gạo tấm có khối lượng, sinh trưởng tuyệt đối, hiệu quả sử dụng thức ăn tương đương lô sử dụng 100% ngô trong thức ăn.
Mateos & cs. (2006) và Vicente & cs. (2008) sử dụng gạo tấm thay ngô trong khẩu phần ăn cho lợn sinh trưởng đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, sinh trưởng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Krutthai & cs. (2015) đã sử dụng 90% gạo tấm và 10% ngô có bổ sung methionine trong khẩu phần cho lợn sau cai sữa có khối lượng 11,1 kg, thời gian thí nghiệm trong 6 tuần. Sinh trưởng tuyệt đối đạt 532 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,08 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Lewis & Southern (2000) khuyến cáo mức sử dụng gạo tấm: lợn < 20 kg; 20 - 50 kg; 50 - 110 kg; lợn nái chửa và lợn nái nuôi con là 30% trong khẩu phần ăn.
Che & cs. (2012) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng gạo thay thế 50, 75 và 100% ngô trong thức ăn cho lợn con 21 ngày tuổi, không sử dụng kháng sinh. Kết quả sau thời gian 6 tuần thí nghiệm sinh trưởng tuyệt đối, lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tương đương nhau. Tỷ lệ chết của lợn lô sử dụng 100% gạo thấp
hơn lô sử dụng ngô. Có thể sử dụng gạo thay thế 100% ngô trong thức ăn cho lợn sau cai sữa.