Thành phần hóa học của gạo lật

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 62 - 64)

Sản phẩm đầu ra của ngành chế biến thóc, gạo bao gồm trấu 20%, gạo lật (còn gọi là gạo lứt) 80%, cám bổi 11% (trong đó cám mịn 8% và cám thô 3%), tấm 2% và gạo trắng khoảng 67%.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong thiết lập công thức thức ăn cho vật nuôi. Để có thể sử dụng được gạo lật và tấm làm thức ăn cho lợn hoặc các đối tượng vật nuôi khác, các nguyên liệu này nhất thiết phải được phân tích thành phần hóa học, xác định giá trị dinh dưỡng.

Bảng 4.1. Thành phần hóa học của gạo lật

ĐVT: %

Loại gạo lật Độ ẩm Protein thô Lipit thô Xơ thô Tro thô DXKN

% theo VCK Gạo lật VH1 13,19 8,32 4,19 1,07 0,93 85,49 Gạo lật VH1 12,62 8,61 3,92 0,87 0,77 90,83 Gạo lật 1 13,64 10,13 4,59 1,1 1,17 83,01 Gạo lật 2 13,77 10,46 4,7 1 1,21 82,63 IR 50404 10,14 7,81 3,11 1,11 0,87 87,10 Nhị ưu 838 10,58 7,21 3,65 2,57 1,15 85,42 Vật tư NA2 10,93 8,17 3,72 2,52 1,16 84,43 Việt Hương 135 10,40 7,35 3,83 2,28 1,01 85,53 Mean 11,91 8,51 3,96 1,57 1,03 85,56 ± SD 1,55 1,20 0,52 0,75 0,16 2,58

Ghi chú: Mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của gạo lật cho thấy các giống lúa khác nhau thì thành phần hóa học trong gạo lật cũng khác nhau. Hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,21 - 10,46%, cao nhất là của mẫu gạo lật lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và thấp nhất là giống lúa Nhị ưu 838. Hàm lượng lipit trong gạo lật có sự biến động không lớn, thấp nhất

47

phần tập đoàn DABACO Việt Nam (4,7%). Hàm lượng xơ thô có sự biến động giữa các loại gạo lật, cao nhất là ở gạo lật của giống lúa Nhị ưu 838 (2,57%) và thấp nhất ở gạo lật của giống lúa VH1 (0,87%). Hàm lượng tro thô khá đồng đều giữa các loại gạo lật, dao động trong khoảng 0,77 - 1,21%.

Độ ẩm của gạo lật hầu hết các giống lúa ở trong khoảng 10,14 - 13,77%, đây là độ ẩm phù hợp cho việc bảo quản.

Kết quả trung bình về các chỉ tiêu dinh dưỡng của các loại gạo lật cụ thể là protein thô 8,51%, lipit thô 3,96%, xơ thô 1,57%, tro thô 1,03%.

Stein & cs. (2016) cho biết gạo lật có hàm lượng VCK 88,1%, hàm lượng protein thô 9,5 %, lipit thô 3,2 %, xơ thô 3,4%, tro thô 1,2%.

Theo các kết quả công bố của Leeson & Summers (2008); Kosaka (1990); Viện Chăn Nnuôi (1995); Li & cs. (2006) thì hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,9 - 8,59%; hàm lượng lipit thô từ 0,6 - 2,42%, hàm lượng lipit có nhiều biến động do cấu trúc của các loại máy xát. Hàm lượng xơ thô trong gạo lật thấp từ 0,9 - 2,44%. Đây là yếu tố quan trọng để giúp làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gạo lật khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Trong gạo lật rất giàu tinh bột, điều này minh chứng ở hàm lượng DXKN (theo VCK) trong gạo lật rất cao (85,56%). Gạo lật là loại thức ăn giàu năng lượng làm thức ăn cho lợn.

Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật

ĐVT: %

Loại gạo lật Độ ẩm Tinh bột Đường

% theo VCK Gạo lật VH1 13,19 78,90 1,35 Gạo lật VH1 12,62 77,78 1,47 Gạo lật 1 13,64 79,94 2,10 Gạo lật 2 13,77 80,28 2,45 IR 50404 10,14 80,57 1,76 Nhị ưu 838 10,58 76,43 1,62 Vật tư NA2 10,93 77,92 1,98 Việt Hương 135 10,40 76,73 1,29 Mean 11,91 78,57 1,75 ± SD 1,55 1,60 0,40

Ghi chú: mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Hàm lượng tinh bột trung bình của 8 loại gạo lật là 78,57% (theo VCK), thấp nhất 76,43% ở gạo lật Nhị ưu 838 và cao nhất 80,57% ở gạo lật IR 50404. Kết quả phân tích trong nghiên cứu này tương đương kết quả của Zhang & cs. (2002), Stein & cs. (2016), hai nghiên cứu này cho biết hàm lượng tinh bột theo VCK tương ứng của gạo lật là 82,4% và 80,9%.

Hàm lượng đường của gạo lật trung bình là 1,75%. Theo công bố của Atul & Sanjeev (2018), hàm lượng đường của gạo lật là 0,95% (theo VCK).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 62 - 64)