Thành phần hóa học của gạo tấm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 64 - 66)

Kết quả phân tích thành phần hóa học trong gạo tấm được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thành phần hóa học của gạo tấm

ĐVT: %

Gạo tấm

Độ ẩm

Protein thô Lipit thô Xơ thô Tro thô DXKN

% theo VCK Mẫu 1 12,81 8,47 0,26 1,00 1,09 88,6 Mẫu 2 13,33 8,29 0,62 1,33 1,33 88,43 Mẫu 3 13,52 9,29 0,52 0,9 1,45 87,84 Mẫu 4 14,13 9,05 0,75 0,94 1,06 88,21 Mẫu 5 13,84 8,76 0,65 1,28 1,17 87,49 Mẫu 6 12,04 8,86 0,91 1,49 0,99 87,75 Mean 13,28 8,79 0,62 1,16 1,18 88,05 ± SD 0,76 0,34 0,20 0,22 0,16 0,39

Ghi chú: mẫu 1 lấy tại Công ty Cổ phần TACN Thái Dương; mẫu 2 và mẫu 3 lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; mẫu 4, 5, 6 lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.

Độ ẩm của gạo tấm trong 6 mẫu được phân tích dao động trong khoảng từ 12,04 - 14,13%, trung bình 13,28%. Protein thô nằm trong khoảng 8,29 - 9,29%, trung bình 8,79%; lipit thô từ 0,26 - 0,91%, trung bình 0,62%; xơ thô trong khoảng từ 0,9 - 1,49%, trung bình 1,16%; tro thô dao động từ 0,99 - 1,45%, trung bình 1,18%.

Kết quả công bố của Lizbeth (2011) cho biết hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô và DXKN (theo VCK) tương ứng của gạo tấm là: 9,8; 1,8;

49

xơ thô và tro thô tương ứng của gạo tấm là: 8,9; 0,9; 0,82 và 1,36%. Stein & cs. (2016) phân tích có 87,6% VCK có hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô lần lượt là 8,0; 2,1; 1,4 và 1,1% trong gạo tấm. Gần đây, Sreng & cs. (2020) đã công bố thành phần hóa học của gạo tấm làm thức ăn cho lợn: tỷ lệ protein thô, lipit, xơ thô và tro thô tương ứng là 8,26; 0,74; 1,36 và 0,94 (% theo VCK).

Sự chênh lệch về thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm được thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1. Thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm

Hàm lượng tinh bột và đường của gạo tấm được trình bày ở bảng 4.4.

Hàm lượng tinh bột trung bình của 6 mẫu gạo tấm là 80,97% (theo VCK), thấp nhất 79,12% ở mẫu gạo tấm lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và cao nhất 83,98% ở mẫu gạo tấm lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. Andrew (2004), Stein & cs. (2016) và Paulo & cs. (2018) cho biết hàm lượng tinh bột tương ứng của gạo tấm là 75,4%; 87,4% và 79,1% (theo VCK).

Hàm lượng đường trung bình của gạo tấm là 1,28%. Andrew (2004) công bố kết quả hàm lượng đường của gạo tấm là 0,5%.

Bảng 4.4. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo tấm

ĐVT: %

Loại gạo tấm Độ ẩm Tinh bột Đường

% theo VCK Mẫu 1 12,81 80,23 1,34 Mẫu 2 13,33 83,98 1,02 Mẫu 3 13,52 79,85 1,34 Mẫu 4 14,13 82,56 1,58 Mẫu 5 13,84 79,12 1,15 Mẫu 6 12,04 80,08 1,25 Mean 13,28 80,97 1,28 ± SD 0,76 1,88 0,19

Ghi chú: mẫu 1 lấy tại Công ty Cổ phần TACN Thái Dương; mẫu 2 và mẫu 3 lấy tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; mẫu 4, 5, 6 lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 64 - 66)