Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 54 - 58)

Thành phần

dinh dưỡng Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

ME, kcal/kg 3203 3200 3200 3202 Protein thô, % 16,01 16,03 16,01 16,03 Lipit thô, % 4,21 3,77 3,33 2,90 Xơ thô, % 4,12 3,89 3,64 3,39 Lysine, % 0,85 0,87 0,85 0,87 Methionine, % 0,28 0,31 0,34 0,36

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

+ Khối lượng cơ thể: lợn được cân bằng cân điện tử tự động vào một ngày, giờ cố định và được cân từng con một, một tháng cân 1 lần.

+ Tỷ lệ nuôi sống (%): hàng ngày ghi chép số con chết và số con còn lại trong từng đàn lợn.

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con sống đến cuối thí nghiệm  100 Số lợn con bắt đầu thí nghiệm

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Công thức tính như sau:

A = P2 – P1 × 1000 T2 – T1

Trong đó:

A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày); P1: khối lượng lợn tại thời điểm T1 (kg); P2: khối lượng lợn tại thời điểm T2 (kg);

T1, T2: thời điểm cân lần trước và lần sau (ngày). + Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (kg/con/ngày):

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được tính toán dựa trên theo dõi của máy tính.

39

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) (kg TA/kg TT): là tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn tăng trong giai đoạn thí nghiệm.

HQSDTA (kg TA/kg TT) = Lượng thức ăn sử dụng (kg) Tăng khối lượng (kg)

+ Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm trên lợn thịt: được tính dựa trên các nội dung nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và chi phí thức ăn.

+ Phương pháp đánh giá khả năng cho thịt

Độ dày mỡ lưng trên lợn sống vào thời điểm kết thúc thí nghiệm được xác định tại hai vị trí: điểm ở đốt xương sườn cuối cùng và điểm ở đốt xương khum (ngang qua vị trí của thận).

Kết thúc nuôi thí nghiệm, mỗi lô TN chọn 5 con lợn có khối lượng trung bình của lô để mổ khảo sát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3899:1984 về lợn giống - quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt lợn nuôi béo tại công ty chế biến thực phẩm DABACO với các chỉ tiêu sau: tỷ lệ nạc xác định trên con vật sống;

độ dày mỡ lưng trên con vật sống; khối lượng giết thịt (kg); khối lượng móc hàm (kg); tỷ lệ móc hàm (%); khối lượng thịt xẻ (kg); tỷ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm); độ dày mỡ lưng (mm); tỷ lệ nạc theo phương pháp 2 điểm (%) và diện tích cơ thăn (cm2).

Khối lượng giết mổ (kg): là số kg thịt hơi để nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát.

Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, làm lông, bỏ các cơ quan nội tạng.

Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thân thịt sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ.

- Tính tỷ lệ móc hàm

Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg)  100 Khối lượng lợn hơi (kg)

- Tính tỷ lệ thịt xẻ

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg)  100 Khối lượng lợn hơi (kg)

Tỷ lệ nạc (%): tính bằng phương pháp 2 điểm của Cộng hòa liên bang Đức (Branscheid & cs., 1987):

% nạc = 49,987 + (26,0429 x S/F ) + (4,5154 x ) – (2,5018 x lgS) – (8,4212 x )

Trong đó:

S: là độ dày mỡ ở giữa cơ bán nguyệt (M.glutaeusmedius).

F: là độ dày cơ từ tận cùng phía trước của cơ bán nguyệt đến giới hạn trên của cột sống (mm).

Dài thân thịt (cm): đo từ xương cổ đầu tiên (Atlat) đến xương khum cuối cùng bằng thước dây với độ chính xác 0,1 cm.

Độ dày mỡ lưng (mm): là độ dày trung bình của độ dày mỡ lưng ở ba vị trí: Vị trí thứ nhất: đo tại nơi dày nhất trên lưng (đốt sống ngực 2 - 3) (a) Vị trí thứ 2: đo tại điểm giữa xương sườn thứ 13 và 14 (b)

Vị trí thứ 3: đo tại điểm giữa trên cơ bán nguyệt (c)

Độ dày mỡ lưng (mm) = a+b+c 3

Diện tích cơ thăn (cm2): là diện tích lát cắt cơ dài lưng tại giữa điểm xương sườn 13 và 14. Dùng giấy bóng kính in mặt cắt của cơ thăn, sau đó chuyển hình mặt cắt cơ thăn sang giấy kẻ ô vuông, cân khối lượng giấy kẻ ô vuông có mặt cắt bằng mặt cắt cơ thăn thịt.

Ta có 100 cm2 giấy kẻ ô vuông có khối lượng là a (g)

Giấy kẻ ô vuông có diện tích bằng diện tích cơ thăn thịt có khối lượng là b (g).

Diện tích cơ thăn (cm2) = b (g)  100 a (g) + Phương pháp đánh giá chất lượng thịt

Đánh giá chất lượng thịt tại bộ môn Di truyền Giống, khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Các chỉ tiêu: màu sắc ở thời điểm 24 giờ sau giết thịt (L*, a*, b*); giá trị pH45; giá trị pH24; tỉ lệ mất nước bảo quản và chế biến 24 giờ sau giết thịt; độ dai của thịt 24 giờ sau giết thịt.

Xác định màu sắc thịt: đo giá trị màu sáng L*, màu đỏ a* và màu vàng b* được thực hiện tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 bằng máy đo màu sắc thịt Minolta CR-400 (Nhật Bản). Giá trị màu

41

Màu sáng L*: có giá trị từ 0 tới 100 (0: màu đen (black) và 100 là màu trắng (white)), giá trị L* càng lớn thì màu thịt càng sáng, L* càng bé thì thịt chuyển màu tối.

Màu đỏ a*: có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh lá cây (green) và giá trị + là màu đỏ (red), giá trị a* càng lớn (+) màu thịt càng đỏ, a* càng bé thịt chuyển màu xanh lá cây).

Màu vàng b*: có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh sẫm (blue) và giá trị + là màu vàng (yellow), giá trị b* càng bé thịt chuyển màu xanh sẫm).

Giá trị pH45 và pH24

Đo pH ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 vào thời điểm 45 phút (pH45), và 24 giờ (pH24) bảo quản sau khi bằng máy đo pH Testo 230 (Đức). Giá trị pH là trị số trung bình của 5 lần đo trên 5 điểm khác nhau theo phương pháp Clinquart (2004).

Tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến 24 giờ sau giết thịt:

Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%): lấy khoảng 50 gram thịt của cơ thăn ở vị trí xương sườn 13 - 14 sau khi giết mổ, bảo quản mẫu trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 4oC trong 24 giờ. Cân khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản bằng cân điện tử để xác định tỷ lệ mất nước.

Xác định tỷ lệ mất nước chế biến (%): xác định khối lượng mẫu cơ thăn sau bảo quản (24 giờ) đưa vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong vòng 75 phút, sau đó lấy mẫu túi ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu trong 20 phút. Thấm khô bề mặt mẫu thịt bằng giấy mềm và cân khối lượng mẫu sau chế biến. Xác định tỷ lệ mất nước chế biến theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chế biến.

Độ dai của thịt 24 giờ sau giết thịt.

Xác định độ dai của thịt: mẫu thịt sau khi đã xác định tỷ lệ mất nước chế biến, dùng dụng cụ lấy mẫu (đường kính 1,25cm) lấy 5 - 10 mẫu (thỏi) thịt cùng chiều với thớ cơ và đưa vào máy xác định lực cắt Warner - Bratzler 2000D (Mỹ) để xác định lực cắt. Độ dai của mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 - 10 lần đo lặp lại.

3.2.4. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái

3.2.4.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: lợn nái lai L x Y. + Vật liệu nghiên cứu: gạo tấm, ngô.

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu: từ 01/2016 đến 04/2017.

3.2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp trên lợn nái lai L x Y đến các chỉ tiêu như sau:

- Khối lượng của lợn nái thí nghiệm: đầu thí nghiệm, 14 và 24 ngày sau đẻ. - Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm: tuần 1, tuần 2, tuần 3 và 24 ngày sau đẻ.

- Thời gian động dục trở lại của lợn nái sau khi cai sữa (ngày).

- Khối lượng lợn con: sơ sinh, 4 ngày, 11 ngày, 18 ngày và 24 ngày tuổi. - Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tiêu chảy.

- Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái.

3.2.4.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm:

Lựa chọn những lợn nái đẻ lứa 2, lứa 3 để làm thí nghiệm. Mỗi nái nuôi con được nuôi riêng một cũi, 10 nái/lô thí nghiệm.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn nái được trình bày ở bảng 3.7.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)