Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 40 - 42)

Lúa gạo là nguồn lương thực chủ yếu cho người ở các nước nhiệt đới nhưng nó cũng được sử dụng một phần làm thức ăn cho gia súc. Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam được tổng hợp theo số liệu thứ cấp của Cục Trồng Ttrọt (2014) cho thấy: diện tích lúa gieo cấy năm 2014 đạt 7,804 triệu ha, giảm gần 100.000 ha so với năm 2013. Đây là kết quả bước đầu trong việc chỉ đạo chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vẫn là các vựa lúa lớn nhất với diện tích lần lượt là 4.247 triệu ha và 1.123 triệu ha.

Năng suất lúa bình quân cả nước năm 2014 đạt 57,6 tạ/ha (tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2013). Năng suất lúa cao nhất cũng tập trung tại đồng bằng sông Hồng (60,2 tạ/ha) và đồng bằng sông Cửu Long (59,5 tạ/ha). Đây là các vùng sản xuất lúa ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc có năng suất bình quân thấp nhất (48,4 tạ/ha) do đặc thù về địa hình, địa lý và tập quán canh tác của người dân. Tổng sản lượng lúa năm 2014 ước đạt gần 45 triệu tấn (tăng gần 1 triệu tấn so với năm 2013), riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất khoảng 25,26 triệu tấn thóc, chiếm trên 50% tổng sản lượng cả nước.

Theo Cục Trồng Ttrọt (2014), cả nước có 162 giống/260 giống lúa tẻ trong danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh có gieo trồng trên đồng ruộng, chiếm diện tích 5.216.395 ha/7.804.000 ha chiếm 66,8%. Có 20 giống lúa có diện tích gieo cấy đạt trên 50.000 ha, trong đó có 11 giống gieo cấy trên 100 nghìn ha trở lên. Cụ thể, giống lúa thuần IR50404 trên 1 triệu ha chiếm 12,8%, giống OM5451 trên 530 nghìn ha chiếm 6,8%; giống OM4900 trên 439 nghìn ha chiếm 5,6%; giống Khang Dân 18 trên 319 nghìn ha, tương đương 4%; OM6976 trên 314 nghìn ha tương đương khoảng 4%; giống BC15 trên 236 nghìn ha tương đương khoảng 3,032%; Jasmin 85 trên 186 nghìn ha tương đương khoảng 2,3%; BT7 trên 170 nghìn ha tương đương khoảng 2,1%; OM 5954 trên 162 ngàn ha, tương đương với 2% và HT1 100 nghìn ha, tương đương 1,28%.

25

chiếm diện tích 582.332 ha/7.804.000 ha tương ứng 7,46% diện tích gieo trồng lúa cả nước.

Theo Cục Quản Llý Ggiá (2016), giá ngô hạt dùng làm thức ăn chăn nuôi bình quân 6 tháng đầu năm 2015 khoảng 5.520 đồng/kg. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở về giá khi xem xét sử dụng các loại thóc có giá tương đương hoặc thấp hơn giá ngô nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi.

Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với cây lúa nước, diện tích gieo trồng năm 2015 đạt khoảng 7,8 triệu hecta với sản lượng thóc đạt 45,2 triệu tấn. Đến niên vụ 2017/2018 diện tích gieo trồng là 7,76 triệu ha, sản lượng thóc đạt 45,733 triệu tấn (sản lượng thóc tương ứng 3 vụ đông, xuân và mùa đạt: 8,415; 20,15 và 17,17 triệu tấn) (Megan & Quan Tran, 2018). Dân số Việt Nam hiện là 96 triệu người, bình quân tiêu thụ 200 kg gạo/năm, lượng gạo tiêu thụ 19,2 triệu tấn gạo/năm (nếu tỷ lệ gạo trong thóc là 62,5% thì lượng thóc sẽ là 30,72 triệu tấn). Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo, tương đương 9,6 triệu tấn thóc. Tổng lượng thóc còn lại: 45,733 triệu tấn - (30,72 triệu tấn + 9,6 triệu tấn) = 5 triệu tấn thóc. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản. Cho đến nay, các nghiên cứu sử dụng thóc gạo để thay thế một số loại hạt, đặc biệt là thay thế ngô tại Việt Nam trong các khẩu phần ăn cho lợn chưa được chú ý. Tuy nhiên, thóc gạo vẫn được sử dụng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Thí nghiệm sử dụng thóc, gạo làm thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam được tiến hành rải rác. Có một số nghiên cứu sử dụng lúa, gạo làm thức ăn cho gia cầm, đáng chú ý các nghiên cứu trên gà: trong các thí nghiệm nuôi gà broiler theo phương thức công nghiệp với các mức năng lượng và protein khác nhau, Nguyễn Thị Mai (2001) đã sử dụng 15% gạo lật trong thức ăn cho gà 0 - 2 tuần tuổi; 18,0 - 20,0% cho gà 3 - 5 tuần tuổi và 22 - 24,13% cho gà 6 - 7 tuần tuổi. Nghiên cứu xác định nhu cầu canxi và phốt pho của vịt giai đoạn đẻ trứng, Trần Quốc Việt & Ninh Thị Len (2004) đã sử dụng khẩu phần thức ăn có 23,90 -31,27% tấm gạo tẻ. Trần Thanh Vân & cs. (2016) đã nghiên cứu khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần chăn nuôi gà F1(Ri x Lương Phượng) nuôi thịt, kết quả cho thấy: có thể sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho gà Ri lai F1(♂ Ri x ♀ Lương Phượng). Tỷ lệ gạo lật thay thế ngô có hiệu quả kinh tế là 25%.

Trong thời gian gần đây, đã có một số thí nghiệm sử dụng thóc, gạo làm thức ăn cho lợn được tiến hành ở Việt Nam. Trần Quốc Việt & Ninh Thị Len

(2004) đã tiến hành cuộc điều tra sử dụng lúa, gạo làm thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu ở 2 vùng có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thấy các nhà máy chưa chú trọng đến lúa, gạo trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trần Quốc Việt & cs. (2015) đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của thóc và gạo lật dùng trong chăn nuôi lợn.

Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Huyên (2017) cho thấy: có thể sử dụng gạo lật thay thế 100% ngô trong khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa. Thóc có thể thay thế 50% ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con và lợn nuôi thịt. Lã Văn Kính & cs. (2019) xác định hàm lượng Ca, P tối ưu trong khẩu phần lợn nái Landrace nuôi con cấp giống ông bà đã sử dụng gạo tấm thay thế 50% ngô.

Các nghiên cứu sử dụng gạo lật và gạo tấm làm thức ăn cho lợn ở Việt Nam đến nay chưa toàn diện. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sử dụng thóc gạo nhằm giải quyết vấn đề này trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 40 - 42)