Lượng thức ăn thu nhận

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 88 - 89)

Lượng thức ăn thu nhận có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định năng suất của vật nuôi. Có nhiều yếu tố chi phối lượng thức ăn thu nhận: di truyền, thức ăn, môi trường, trạng thái sinh lý của vật nuôi… Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Lượng thức ăn thu nhận

ĐVT: mean ± SD, kg/con/ngày

Thời gian thí

nghiệm (tuần) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Tuần 1 - 4 1,650 ± 0,2168 1,631 ± 0,236 1,644 ± 0,264 1,648 ± 0,267

Tuần 5 - 8 2,221 ±0,137 2,240 ± 0,157 2,252 ± 0,135 2,289 ± 0,146

Tuần 9 - 11 2,594 ± 0,074 2,676 ± 0,064 2,640 ± 0,111 2,679 ± 0,102

Tuần 1 - 11 2,115 ± 0,415 2,137 ± 0,456 2,147 ± 0,461 2,162 ± 0,462

Ghi chú: TN: thí nghiệm

Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm tăng khi thời gian thí nghiệm tăng lên. Điều này phù hợp với đặc tính sinh lý của lợn thịt. Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm đều tương đương nhau ở các giai đoạn thí nghiệm. Lượng thức ăn thu nhận trung bình từ 1 - 11 tuần thí nghiệm của lô TN 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 2,115; 2,137; 2,147 và 2,162 kg/con/ngày. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy: sử dụng gạo tấm thay thế 25, 50 và 75% ngô trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của lợn thịt.

73

Vật nuôi sẽ điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào theo mật độ năng lượng khẩu phần để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng. Nếu mật độ năng lượng khẩu phần cao thì lượng thức ăn ăn vào sẽ thấp, và ngược lại nếu mật độ năng lượng khẩu phần thấp thì lượng thức ăn ăn vào sẽ cao. Các công thức thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng có mật độ năng lượng tương đương nhau nên lượng thức ăn thu nhận của lợn ở các công thức thí nghiệm sai khác nhau không nhiều.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 88 - 89)