Chất lượng thịt lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 93)

ĐVT: mean ± SD; n =5

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4 P value

pH45 6,54± 0,06 6,56 ± 0,07 6,62± 0,08 6,69± 0,06 P>0,05 pH24 5,80 ± 0,06 5,83 ± 0,07 5,86 ± 0,07 5,91 ± 0,08 P>0,05 Màu sắc L* 58,98 ± 0,53 59,01 ± 0,64 59,06 ± 0,65 59,89 ± 0,76 P>0,05 Màu sắc a* 13,14 ± 0,75 13,62 ± 0,70 13,74 ± 0,56 13,85 ± 0,64 P>0,05 Màu sắc b* 5,67 ± 0,28 5,69 ± 0,28 5,75 ± 0,30 5,96 ± 0,23 P>0,05 Độ dai (N) 45,60d±1,34 47,83c±1,23 50,15b±0,08 53,06a±1,11 P<0,05

Tỷ lệ mất nước bảo quản,% 2,41± 0,25 2,42± 0,27 2,37±0,67 2,25±0,05 P>0,05

Tỷ lệ mất nước chế biến,% 31,53a±0,99 31,47a±0,96 29,30b±1,06 28,64b±1,15 P<0,05

Ghi chú: TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nguyễn Văn Thắng & Đặng Vũ Bình (2006) cho biết, con lai Du x (LY) có giá trị pH45 là 6,55; giá trị pH24 là 5,98. Như vậy, giá trị pH45 và pH24 trong nghiên cứu này nằm trong phạm vi của một số kết quả nghiên cứu trên.

- Màu sắc thịt

Kết quả ở bảng 4.21 cho thấy, giá trị L* (màu sáng) của 4 lô thí nghiệm tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Căn cứ vào tiêu chuẩn về màu sắc thịt theo Kuo & Chu (2003) thì màu sắc thịt của các lô thí nghiệm là bình thường. Cụ thể, giá trị a* (màu đỏ) từ 13,14 (lô TN 1) đến 13,85 (lô TN 4), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Giá trị b* (màu vàng) ở 4 lô thí nghiệm là tương đương nhau (P > 0,05). Các giá trị về màu sắc của thịt lợn lai tương ứng của Du x (LY): 48,71;15,68 và 6,05 (Nguyễn Văn Thắng & Vũ Đình Tôn, 2010).

Theo Baas (2000), màu sắc thịt lợn có giá trị L* biến động từ 49 - 43 là thịt lợn lý tưởng cho bảo quản cũng như chế biến thịt.

- Độ dai của thịt

Độ dai của thịt là một chỉ tiêu được người tiêu dùng quan tâm, độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt của lô TN 4 đạt cao nhất (53,06 N), cao hơn lô TN 3

(50,15 N), lô TN 2 (47,83 N) và lô TN 1 (45,60 N). Sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm (P< 0,05).

Như vậy, sử dụng gạo tấm thay thế 25%, 50% và 75% ngô trong thức ăn cho lợn thịt đã làm tăng độ dai của thịt.

- Tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến 24 giờ sau giết thịt

Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau bảo quản 24 giờ sau giết thịt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Neill & cs. (2003) cho biết thịt có tỷ lệ mất nước cao thì năng suất chế biến sẽ giảm, tỷ lệ mất nước của thịt tốt nhất vào khoảng 2 - 3% và phải thấp hơn 5%.

Kết quả bảng 4.21 cho thấy: tỷ lệ mất nước sau bảo quản ở thịt của lô TN 1, TN 2; TN 3 và TN 4 tương ứng là: 2,41; 2,42; 2,37 và 2,25%. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ngược lại, tỷ lệ mất nước chế biến của lô TN 1 (31,53%) và lô TN 2 (31,47%) cao hơn lô TN 3 (29,3%) và lô TN 4 (28,64%), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Nghiên cứu của Morlein & cs. (2007) chỉ ra rằng tỷ lệ mất nước chế biến ở tổ hợp lai 3 giống Du x (LY) là 28,63%; Pi x (LY) là 29,23%; ở Pi x (DuL) là 29,25%. Tỷ lệ mất nước chế biến ở nghiên cứu này tương đương của các tác giả trên.

Như vậy, sử dụng gạo tấm thay thế 50% và 75% ngô trong thức ăn cho lợn thịt lai Du x (LY) không làm thay đổi tỷ lệ mất nước bảo quản nhưng đã làm giảm tỷ lệ mất nước chế biến.

4.3.7. Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô

Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn thịt được trình bày ở bảng 4.22.

Khối lượng kết thúc thí nghiệm của lô TN 3 và TN 4 cao hơn lô TN 1 và TN 2 cho nên tổng khối lượng lợn xuất chuồng tăng 1,6 và 2,37%. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở lô TN 3 và TN 4 cao hơn lô TN 1 và TN 2 là 1,2%. Tuy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng giảm 1,2% nhưng do giá gạo tấm cao hơn ngô cho nên chi phí thức ăn (VNĐ) cho 1 kg tăng khối lượng của 4 lô thí nghiệm tương đương nhau. Nếu lấy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô đối chứng là 100% thì chi phí thức ăn của lô TN 2, TN 3 và TN 4 tương ứng là 100,33; 98,28 và 99,72%.

79

Bảng 4.22. Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần nuôi lợn thịt lai Du x (LY)

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

KL sống (kg/con) 92,77 92,87 94,25 94,97

Số lợn mỗi lô TN (con) 59 59 59 59

Tỷ lệ nuôi sống (%) 100 100 100 100 Số lợn xuất bán (con) 59 59 59 59 KL lợn xuất chuồng - kg/lô 5473,43 5479,33 5560,75 5603,23 - So sánh (%) 100,00 101,11 101,6 102,37 Hiệu quả sử dụng TA - Kg TA/kg KL tăng 2,52 2,52 2,49 2,49 - So sánh (%) 100,00 100,00 98,8 98,8 Giá tiền TA (VNĐ/kg) 6914 6937 6947 6978 Chi phí TA (VNĐ/kg tăng KL) 17423 17481 17298 17375 So sánh (%) 100 100,33 98,28 99,72

Ghi chú: KL: khối lượng; TA: thức ăn; TN: thí nghiệm.

Như vậy, xét cả về khía cạnh sinh học cũng như khía cạnh kinh tế gạo tấm có thể thay thế 25%, 50% và 75% ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt, trong đó mức thay thế 75% là phù hợp nhất.

4.4. SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ NGÔ LÀM THỨC ĂN CHO LỢN NÁI NUÔI CON NÁI NUÔI CON (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.1. Khối lượng của lợn nái thí nghiệm qua các giai đoạn

Sự thay đổi về khối lượng của lợn nái là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của thức ăn, chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi. Trong giai đoạn tiết sữa, hầu hết lợn nái thường không thu nhận đủ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn để đáp ứng nhu cầu tiết sữa. Do đó phải huy động dự trữ cơ thể (Kim & Easter, 2003), mức huy động dự trữ cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của lợn nái, số con/ổ và đặc biệt là lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của lợn nái. Trong trường hợp lượng thức ăn ăn vào hàng ngày bị hạn chế do yếu tố khẩu phần thì năng suất sữa của lợn nái giảm, thể hiện ở khối lượng lợn con lúc cai sữa (Berchieri-Ronchi & cs., 2011).

Sự biến động khối lượng của lợn nái trong quá trình thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4.23 và hình 4.9.

Bảng 4.23. Khối lượng của lợn nái trong quá trình thí nghiệm

ĐVT:mean ± SD; kg/con

Thí nghiệm Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Thí nghiệm lần 1 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 KL ngày 1 242,31±11,92 235,60±25,82 244,6±35,9 239,15±13,87 KL 14 ngày 235,41±10,56 230,40±24,53 242,0±35,6 235,91±13,62 KL 24 ngày 233,44±10,21 232,68 ±24,35 236,3±33,6 237,33 ± 14,24 Thí nghiệm lần 2 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 KL ngày 1 244.81±30,07 249,15±22,11 239,5±32,2 239,80±23,12 KL 14 ngày 243,4±32,8 248,32±20,36 243,50±30,96 243,76±24,61 KL 24 ngày 238,8±33,0 248,74±22,88 246,88±25,90 244,92±25,47 Thí nghiệm lần 3 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 KL ngày 1 234,79±18,19 242,88±20,02 249,0±37,3 250,65±18,33 KL 14 ngày 230,69 ± 19,66 239,90 ± 21,24 245,8 ± 36,4 247,03±17,65 KL 24 ngày 226,92 ± 19,35 237,47 ± 22,22 241,7 ± 37,7 244,26±16,18 Tổng hợp cả 3 lần TN Số lợn nái (con) 30 30 30 30 KL ngày 1 240,64±21,12 242,54±22,69 244,35±34,20 243,20±18,94 KL 14 ngày 236,50±22,72 239,54±22,60 243,74±33,23 242,23±19,10 KL 24 ngày 233,06±22,62 239,63±23,38 241,63±31,90 242,17±18,91

Ghi chú: KL: khối lượng; TN: thí nghiệm.

81

Khối lượng trung bình của lợn nái ban đầu (ngày 1) ở các lô: TN 1 (Đối chứng) là 240,64 kg/con, TN 2 là 242,54 kg/con, TN 3 và TN 4 lần lượt là 244,35 và 243,20 kg/con. Tuy nhiên, khối lượng trung bình của lợn nái ở các lô thí nghiệm không có sự khác nhau về thống kê (P > 0,05). Do đó, sự thiết kế phân lô thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn nái nuôi con là hoàn toàn đảm bảo cho các kết luận trong nghiên cứu của chúng tôi.

Đến ngày thứ 14 sau đẻ:

Lợn nái ở lô TN 1 hao hụt nhiều nhất là 4,14 kg, lô TN 2 và lô TN 4 hao hụt lần lượt là 3 kg và 0,97 kg. Thấp nhất là lô TN 3, lợn nái chỉ hao hụt 0,61 kg. Kết quả đó cho thấy ảnh hưởng tích cực của gạo tấm khi thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa về thống kê (P>0,05).

Đến ngày thứ 24 sau đẻ:

Lợn nái ở lô TN 1 hao hụt nhiều nhất là 7,58 kg, cao nhất so với các lô thí nghiệm còn lại; hao hụt ít nhất là lô TN 4 chỉ có 1,03 kg so với ngày thứ nhất. Ở lô TN 2 và TN 3 lần lượt là 2,91 kg và 2,72 kg. Tuy nhiên, sự sai khác về hao hụt khối lượng lợn nái giữa các lô không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ hao hụt khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.24 và hình 4.10.

Bảng 4.24. Tỷ lệ hao hụt lợn nái thí nghiệm

ĐVT:%

Thời gian thí nghiệm Số lợn nái (con) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Ngày 14 30 1,72 1,24 0,25 0,39

Ngày 24 30 3,15 1,20 1,11 0,42

Như vậy, tỷ lệ hao hụt ở lô đối chứng sau 14 ngày và 24 ngày là cao nhất, ở mức 1,72% (sau 14 ngày) và 3,15% (sau 24 ngày). Thấp nhất ở lô thí nghiệm 4, chỉ có 0,39% (sau 14 ngày) và 0,42% (sau 24 ngày). Lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 có mức hao hụt lần lượt là 1, 24%; 1,20% (sau 14 ngày) và 0,25%; 1,11% (sau 24 ngày).

Hình 4.9. Khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm

Như vậy, khi không sử dụng gạo tấm làm thức ăn cho lợn nái sẽ làm hao hụt nái rất lớn về khối lượng. Từ đó, làm giảm sức đề kháng của nái nuôi con, dễ phát sinh các bệnh đối với lợn nái và ảnh hưởng tới sự nuôi con. Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 75% đã làm hao hụt khối lượng nái không đáng kể (1,03 kg), từ đó không làm ảnh hưởng nhiều tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh với lợn nái cũng như lợn con theo mẹ.

Theo Lê Văn Huyên (2017), hao hụt khối lượng lợn nái Y x L nuôi con (cai sữa lúc 21 ngày) cho ăn thóc thay thế ngô ở các tỷ lệ 15%, 30%, 50%, 75% và 100% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME) lần lượt là 13,2 kg, 12 kg, 12,3 kg, 13,3 kg và 16,2 kg. Như vậy, khối lượng hao hụt của nái trong nghiên cứu

83

lượng trao đổi lớn hơn thóc và lượng thức ăn thu nhận của nái khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô cũng cao hơn so với thóc.

Hình 4.10. Tỷ lệ hao hụt lợn nái nuôi con 4.4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái 4.4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái

Trong giai đoạn nuôi con của lợn nái, nhu cầu về dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cao. Do đó, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn kèm theo thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của lợn mẹ. Bên cạnh đó, chế dộ dinh dưỡng hợp lí sẽ làm giảm hao mòn khối lượng cơ thể của lợn nái, rút ngắn thời gian động dục trở lại và thời gian cai sữa lợn con, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn nái các lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.25 và hình 4.11.

- Ở tuần nuôi thứ nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng thức ăn thu nhận có sự khác nhau giữa lô TN 1, lô TN 2 và lô TN 3 (lần lượt là: 4,87, 4,49 và 4,40 kg/con/ngày), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, lượng thức ăn thu nhận của nái giữa lô TN 1 và lô TN 4 lại không có sự khác nhau về thống kê (P > 0,05). Kết quả đó cho thấy: thay thế ngô trong khẩu phần ăn bằng gạo tấm ở tỷ lệ 75% sẽ không ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của lợn nái, nếu thay thế ở tỷ lệ 25% và 50% thì lợn nái sẽ ăn ít hơn, từ đó ảnh hưởng tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con.

- Ở tuần nuôi thứ hai

Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái ở các lô thí nghiệm cho kết quả tương tự như tuần nuôi thứ nhất. Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 1 (7,21 kg/con/ngày) và TN 4 (7,17 kg/con/ngày) có kết quả cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 lần lượt là 6,57 và 6,55 kg/con/ngày.

- Ở tuần nuôi thứ ba

Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 4 sử dụng 75% gạo tấm thay thế ngô đạt cao nhất so với các lô thí nghiệm còn lại. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt về thống kê (P > 0,05) so với lô TN 1 và TN 2. Lượng thức ăn thu nhận ở các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 lần lượt là: 7,86; 7,85; 7,80 và 8,23 kg/con/ngày.

- Trung bình 24 ngày nuôi

Lượng thức ăn thu nhận của lô TN 4 (6,94 kg/con/ngày) cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 (có kết quả lần lượt là 6,55 và 6,53 kg/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái nuôi con nên sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn ở mức 75% để không làm ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của nái và sẽ tốt hơn so với mức thay thế gạo tấm cho ngô ở tỷ lệ 25% và 50%.

Sự chênh lệch lớn nhất là trong tuần nuôi thứ hai sau khi đẻ do lúc này các cơ quan sinh dục đã hồi phục, do đó khả năng thu nhận thức ăn của lợn đã dần ổn định, lúc này lợn bắt đầu ăn mạnh từ giai đoạn tuần thứ hai và ăn ổn định đến khi cai sữa.

Từ bắt đầu tuần thứ ba đến khi cai sữa, khả năng thu nhận thức ăn của lợn có tăng lên nhưng tăng ít hơn so với tuần thứ hai do nhu cầu về năng lượng của nái không cao như tuần thứ hai vì lợn con phần nào đã được cung cấp năng lượng qua thức ăn, không hoàn toàn phụ thuộc vào sữa lợn mẹ.

85

Bảng 4.25. Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái

ĐVT: mean±SD; kg/con/ngày

Thí nghiệm Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Thí nghiệm lần 1 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 LTATN tuần 1 5,15a±0,32 4,60b±0,34 4,39b±0,25 4,63b±0,23 LTATN tuần 2 7,66 a ±0,35 6,52b±1,05 6,49b±1,08 7,42ab±0,26 LTATN tuần 3 8,13a±0,48 7,5 a±1,04 7,50a±0,84 8,31a±0,21 LTATN 24 ngày 7,01a±0,29 6,43 ab ±0,82 6,37 b±0,59 6,98ab±0,16 Thí nghiệm lần 2 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 LTATN tuần 1 4,57 a±0,18 4,14 b±0,39 4,32 ab ±0,29 4,58 a±0,38 LTATN tuần 2 6,76 a±0,34 6,47 a±0,45 6,52 a±0,24 6,82 a±0,24 LTATN tuần 3 7,36a±0,91 7,82 a±0,71 8,07 a±0,52 8,06 a±0,42 LTATN 24 ngày 6,41 a±0,46 6,43 a±0,59 6,61a±0,24 6,80 a±0,22 Thí nghiệm lần 3 Số lợn nái (con) 10 10 10 10 LTATN tuần 1 4,89 a±0,29 4,73 ab±0,13 4,50b±0,13 4,83 a±0,18 LTATN tuần 2 7,20 a±0,17 6,72 b±0,14 6,63b±0,23 7,28a±0,14 LTATN tuần 3 8,09ab ± 0,22 8,18a ± 0,19 7,85b ± 0,12 8,31a±0,14 LTATN 24 ngày 6,88 b ± 0,07 6,79 b ± 0,09 6,59 c ± 0,10 7,05a±0,16 Tổng hợp cả 3 lần thí nghiệm Số lợn nái (con) 30 30 30 30 LTATN tuần 1 4,87 a±0,36 4,49 bc±0,39 4,40 c±0,24 4,68 ab±0,29 LTATN tuần 2 7,21 a±0,47 6,57 b±0,65 6,55 b±0,63 7,17 a±0,34 LTATN tuần 3 7,86 ab±0,69 7,85 ab±0,76 7,80 b±0,60 8,23 a±0,32 LTATN 24 ngày 6,77ab±0,40 6,55b±0,59 6,53b±0,37 6,94 a±0,21

Ghi chú: TN: thí nghiệm; các giá trị trong cùng hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 4.11. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần nuôi 4.4.3. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái 4.4.3. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái

Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): là thời gian từ lúc cai sữa đến lúc động dục trở lại. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, chế độ dinh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 93)