Một số đặc điểm sinh học ở lợn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 42)

2.4.1. Đặc điểm về sinh trưởng của lợn con

Lợn con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện qua sự tăng khối của cơ thể. Thông thường, khối lượng lợn con ở ngày 7 đến 10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ sinh.

2.4.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con

Sau khi sinh cần phải cho lợn bú ngay sữa đầu vì sữa đầu có giá trị dinh dưỡng rất cao: hàm lượng vitamin A gấp 5 - 6 lần so với sữa thường, vitamin D gấp 3 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, lúc này chức năng của cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện. Đặc biệt sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh, trong đó có 45,29% là γ globulin có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể lợn con.

2.4.3. Đặc điểm năng suất và phẩm chất của lợn thịt

- Chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt

27

đánh giá năng suất chăn nuôi lợn bao gồm: khối lượng tích luỹ, tăng khối lượng tuyệt đối, hiệu quả chuyển hoá thức ăn, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ.

- Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt xẻ

Đánh giá phẩm chất thịt xẻ chủ yếu căn cứ vào các thành phần trong thân thịt. Thông thường ta có thể đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu: tỷ lệ nạc, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ xương và tỷ lệ da. Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt bao gồm: màu sắc thịt, độ pH, mức độ giữ nước trong thịt và khả năng bảo quản.

2.4.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt bao gồm: yếu tố giống, dinh dưỡng, phương thức nuôi dưỡng, tương tác giữa kiểu gen và môi trường, môi trường xung quanh, sức khỏe và khối lượng ban đầu, tính biệt và thiến và tuổi lợn.

2.4.5. Quy luật tiết sữa của lợn nái

2.4.5.1. Quy luật tiết sữa đầu và sữa thường

Sữa đầu là sữa tiết ra trong bẩy ngày đầu, sau đó chuyển sang sữa thường. Thành phần vật chất khô trong sữa đầu cao hơn sữa thường 1,5 lần, hàm lượng protein cao hơn sữa thường 3 lần. Lợn mẹ tiết sữa tăng dần đến ngày thứ 20 - 25 thì giảm dần, lượng sữa tiết nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng và phẩm chất của giống. Thời gian tiết sữa đầu của các loại lợn khác nhau, lứa đầu thời gian tiết sữa đầu có ý nghĩa ngắn hơn các lứa sau.

2.4.5.2. Quy luật tiết sữa không đồng đều

Lợn nái sau khi đẻ xong thì bắt đầu tiết sữa. Quá trình tiết sữa của lợn nái được kéo dài cho đến khi nào cai sữa cho lợn con. Tuy nhiên, không phải quá trình này cứ kéo dài mãi nếu ta không cai sữa cho lợn con mà cũng chỉ đến khoảng 12 tuần sau đẻ là kết thúc. Lượng sữa tiết ra không phải liên tục đồng đều và không phải ở các vị trí vú đều có lượng sữa như nhau.

2.5. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TẠI VIỆT NAM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG LỢN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU GIỐNG LỢN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

2.5.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Theo Tổng Ccục Thống Ckê (2020), tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam trong 05 năm gần đây có nhiều biến động lớn. Ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, mất ổn định. Nguyên nhân là do từ cuối năm 2016 đến hết cả năm

2017 ngành chăn nuôi lợn bị khủng khoảng dư thừa dẫn đến cơn bão giá, giá thịt lợn hơi xuống thấp (giá chỉ bằng 1/3 giá thành sản xuất). Năm 2018, ngành chăn nuôi dần ổn định, giá thịt lợn hơi ổn định đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và lây lan nhanh chóng trên toàn quốc làm giảm số lượng đầu con xuống nhanh chóng. Tổng đàn lợn từ năm 2016 đến năm 2020 được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Tình hình chăn nuôi lợn giai đoạn từ năm 2016 - 2020

ĐVT: triệu con

Thời gian Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng đàn lợn

(Không tính lợn con theo mẹ) 29,075 27,407 28,152 20,210 22,028

Tổng đàn lợn nái 4,235 3,989 3,975 2,636 3,025

Nguồn: Tổng Ccục Thống Ckê (2020)

2.5.2. Đặc điểm các giống lợn sử dụng trong nghiên

2.5.2.1. Lợn nái lai 2 giống L x Y

Là con lai tạo ra giữa hai giống Landrace và Yorkshire; có lông da trắng, tai to ngã sang hai bên, mõm bẹ, thân mình dài, nở nang, bốn chân chắc khỏe, vú đều đẹp thường có 14 vú trở lên; lợn cái có khả năng thành thục sớm, trọng lượng heo nái lúc trưởng thành có thể đạt 250 - 300 kg. Lợn nái đẻ sai, mỗi lứa trung bình đạt 12 - 14 con, số con cai sữa/nái/lứa trung bình đạt từ 11,5 con trở lên, số lứa/nái/năm đạt từ 2,2 - 2,4 lứa, khối lượng lợn con lúc sơ sinh trung bình đạt từ 1,4 - 1,5 kg, khối lượng lợn con lúc cai sữa 21 ngày tuổi đạt trung bình 6,5 kg/con; sức đề kháng bệnh cao, khả năng thích nghi cao. Tiêu tốn thức ăn thấp: 2,3 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

2.5.2.2. Lợn lai 4 giống PiDu x (LY)

Lợn được tạo ra từ tổ hợp lai 4 giống: Pi, Du, L và Y; có lông da trắng hoặc đốm đen, vàng, thưa lông, mỏng da, mông vai nở, bụng gọn, thân mình dài, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích ứng tốt. Thời gian nuôi trung bình: 145 - 150 ngày đạt khối lượng xuất bán 100 kg ; tỷ lệ thịt móc đạt 80 - 82% ; hiệu quả sử dụng thức ăn là 2,3 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; tăng khối lượng trung bình/ngày từ lúc sinh đến khi xuất bán là 680 - 750 g/ngày; mỡ lưng lúc xuất bán: trung bình đạt 11 - 13 mm ; tỷ lệ nạc đạt 62 - 64%.

29

2.5.2.3. Đặc điểm lợn lai thương phẩm 3 giống Du x (LY)

Lợn lai thương phẩm được tạo ra từ đực Du với nái LY; có lông da trắng hoặc có đốm đen, vàng, thưa lông, mỏng da, mông vai nở, bụng gọn, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thích ứng tốt. Thời gian nuôi trung bình: 142 - 145 ngày đạt khối lượng xuất bán 100 kg; tỷ lệ thịt móc đạt 79 - 80%. hiệu quả sử dụng thức ăn đạt 2,2 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; tăng khối lượng trung bình/ngày từ lúc sinh đến xuất bán là 700 - 780 g/ngày; mỡ lưng lúc xuất bán: trung bình đạt 12 - 14 mm; tỷ lệ nạc đạt 61 - 63%.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

- Xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng của gạo lật và gạo tấm.

- Sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY).

- Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn thịt lai Du x (LY). - Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái lai L x Y. - Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: gạo lật, gạo tấm và ngô.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng của gạo lật và gạo tấm lật và gạo tấm

3.2.1.1. Mẫu gạo lật và gạo tấm

Đề tài đã lấy gạo lật, gạo tấm của một số giống lúa đang trồng phổ biến ở khu vực phía Bắc và giống lúa IR50404 trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long làm mẫu.

Các mẫu gạo lật: mua thóc giống tại các đại lý bán giống lúa của công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An; IR50404 lấy tại đại lý giống lúa của công ty giống cây trồng Long An, Tiền Giang xay bỏ trấu và thu được gạo lật.

Các mẫu gạo tấm lấy ở phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty Tân Việt. Địa điểm phân tích: Phòng phân tích thức ăn chăn nuôi và sản phẩm công nghiệp - VILAS 645 của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam; Phòng phân tích trung tâm, phòng phân tích thức ăn Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm khảo, kiểm nghiệm và kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi.

31

3.2.1.2. Lấy mẫu và phân tích thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm

- Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 4325:2007. - Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001.

- Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác theo TCVN 4326:2001. - Tỷ lệ vật chất khô (%) = 100% - % độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác. - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô bằng phương pháp Kjeldahl.

- Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp có lọc trung gian theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000).

- Xác định hàm lượng lipit thô theo TCVN 4331:2001.

- Định lượng hàm lượng tro thô (khoáng toàn phần) theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002), tro hóa mẫu thức ăn ở nhiệt độ 5000C - 5500C.

- Dẫn xuất không nitơ (DXKN) (%) = 100 - (% nước + % protein thô + % lipit thô + % xơ thô + % khoáng tổng số).

- Hàm lượng tinh bột và đường xác định trên máy Thermo Scientific micro PHAZER AG tại phòng phân tích thức ăn bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.2.1.3. Ước tính giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) của gạo lật và gạo tấm

- Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) của gạo lật, gạo tấm và ngô ước tính theo Nobles & Perez (1993).

DE (kcal/kg VCK) = 4168 - 12,2% tro thô + 4,1% lipit thô + 2,3% Protein thô - 6,1 % xơ thô.

- Giá trị ME của gạo lật và ngô bằng 97% giá trị của DE; giá trị ME của gạo tấm bằng 97,6% giá trị của DE (Inra & cs., 2008).

- Giá trị NE của ngô và gạo lật bằng 80% giá trị của ME, giá trị NE của gạo tấm bằng 81,2% giá trị của ME (Inra & cs., 2008).

3.2.2. Sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY)

3.2.2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: lợn con lai PiDu x (LY) 4 - 23 ngày tuổi. + Vật liệu nghiên cứu: gạo lật, ngô.

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu: từ 01/2016 đến 04/2017.

3.2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 25, 50 và 75% gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY) từ 4 - 23 ngày tuổi đối với các chỉ tiêu:

- Khối lượng lợn con thí nghiệm: ở giai đoạn sơ sinh, 4 ngày và 23 ngày tuổi. - Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi.

- Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn: 4 - 13 ngày tuổi, 14 - 23 ngày tuổi.

- Tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy và sức sống của lợn thí nghiệm. - Hiệu quả sử dụng gạo lật thay thế ngô.

3.2.2.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Mỗi lần thí nghiệm lựa chọn 40 lợn nái nuôi con khỏe mạnh, tương đương về năng suất sinh sản, khối lượng, lứa đẻ và số lợn con: 12 con/nái. Chia số lợn nái và lợn con trên làm 4 lô: lô TN 1(lô đối chứng: ĐC) sử dụng 100% ngô, lô TN 2, TN 3 và TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo lật thay thế ngô). Trong quá trình thí nghiệm, bố trí mỗi ô chuồng gồm 01 lợn nái và 12 lợn con theo mẹ để nuôi dưỡng và theo dõi theo. Toàn bộ lợn thí nghiệm được nuôi dưỡng trong hệ thống chuồng kín. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm là số trung bình của 3 lần lặp lại. Như vậy, cả 3 lần thí nghiệm đã chọn 120 lợn nái và 1.440 lợn con theo mẹ của lợn nái đã chọn. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở

33

Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm trên lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Tỷ lệ gạo lật thay thế

ngô (%) 0 25 50 75

Số lợn nái (con) 10 10 10 10

Số lợn con thí

nghiệm(con) 120 120 120 120

Giống lợn PiDu x (LY) PiDu x (LY) PiDu x (LY) PiDu x (LY)

Số lần lặp lại 03 03 03 03

- Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp do công ty thức ăn chăn nuôi NUTRECO thuộc Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam sản xuất, công thức và thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.2 và 3.3.

Bảng 3.2. Công thức thức ăn cho lợn con (4 - 23 ngày tuổi)

ĐVT: %

Nguyên liệu thức ăn Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Ngô 40 30 20 10 Gạo lật (gạo lứt) 0 10 20 30 Mỳ hạt 3,7 3,7 3,7 3,7 Đỗ tương 10,5 10,5 10,5 10,5 Bột cá 4 4 4 4 Khô đỗ tương 5 5 5 5 Nuklospray S20-20 10 10 10 10

Dịch cá hồi thủy phân 2 2 2 2

DABOM-B 8 8 8 8

Whey 13 13 13 13

Dầu cọ 0,5 0,5 0,5 0,5

Mono Canxi photphat (MCP) 0,7 0,7 0,7 0,7

Bột đá 0,3 0,3 0,3 0,3

Premix khoáng - vitamin 0,8 0,8 0,8 0,8

Muối 0,2 0,2 0,2 0,2

Lysin 99% 0,4 0,4 0,4 0,4

Methionine 99% 0,2 0,2 0,2 0,2

Threonine 99% 0,2 0,2 0,2 0,2

Axit hữu cơ 0,5 0,5 0,5 0,5

Bảng 3.3. Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm

ĐVT: %

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Protein thô 21,08 21,08 21,08 21,08

Lipit 6,77 6,59 6,41 6,22

Xơ thô 2,21 2,06 1,91 1,76

Lysine tổng số 1,55 1,56 1,56 1,57

Lysine tiêu hóa 1,41 1,41 1,41 1,41

Methionine tổng số 0,58 0,59 0,59 0,59

Methionine tiêu hóa 0,55 0,55 0,55 0,55

Threonine tổng số 1,02 1,02 1,02 1,03

Threonine tiêu hóa 0,95 0,95 0,95 0,95

Ca 0,70 0,71 0,70 0,70

P hấp thu 0,51 0,51 0,50 0,50

ME (kcal/kg) 3456 3457 3457 3458

Giá tiền (đ/kg) 11961 12061 12161 12261

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu + Khối lượng lợn con thí nghiệm

Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 4 và 23 ngày tuổi. Cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng, cân từng con một. Cân bằng cân điện tử 10kg (sai số cho phép: ± 0,5 g).

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): xác định sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở giai đoạn 4 - 23 ngày tuổi (g/con/ngày).

A = P2 – P1 × 1000 T2 – T1

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm T1 (kg) P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm T2 (kg)

35 + Lượng thức ăn thu nhận (LTATN)

Thức ăn tập ăn được cho lợn con ăn từ 4 ngày tuổi. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho lợn con, vào một giờ nhất định của ngày hôm sau vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng và đem cân lại.

LTATN (g/con) = Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa Số lợn trong lô

Xác định tổng lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con từ 4 - 13 ngày tuổi; 14 - 23 ngày tuổi và 4 - 23 ngày tuổi.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng tại các thời điểm Sơ sinh - 23 ngày tuổi; 4 - 23 ngày tuổi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)