Thành phần hóa học của ngô

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 66)

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất là giống ngô, chế độ canh tác, vùng đất và khí hậu.

Bảng 4.5. Thành phần hóa học của ngô

ĐVT: % Mẫu phân tích Độ ẩm Protein thô Lipit thô thô Tro thô DXKN % theo VCK Mẫu ngô 1 12,89 9,20 3,58 2,96 1,37 82,89 Mẫu ngô 2 13,19 8,77 3,82 2,63 1,39 83,39 Mẫu ngô 3 13,48 9,04 4,14 3,10 1,83 81,90 Mẫu ngô 4 12,83 8,99 3,76 2,73 1,67 82,84 Mẫu ngô 5 13,98 8,83 3,87 2,20 1,16 83,94 Mẫu ngô 6 13,01 8,45 4,15 3,22 1,52 82,67 Mẫu ngô 7 13,97 8,37 4,01 2,85 1,37 83,40 Mean 13,34 8,81 3,90 2,81 1,47 83,00 ± SD 0,47 0,31 0,21 0,34 0,22 0,65

Ghi chú: mẫu ngô 1, 2 và 3: ngô vàng từ Sơn La, mẫu ngô 4: ngô vàng nhập khẩu từ Mỹ, mẫu ngô 5 và 6: ngô nhập khẩu từ Brazil, mẫu ngô 7: ngô nhập khẩu từ Achentina.

71

Tổng kết 1 - 11 tuần thí nghiệm: sinh trưởng tuyệt đối (kg/con/ngày) của lô TN 4 (0,868kg/con/ngày) và lô TN 3 (0,862 kg/con/ngày ) tương đương nhau và cao hơn lô TN 2 (0,844 kg/con/ngày ) và lô TN 1 (0,839 kg/con/ngày), sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều đó chứng tỏ sử dụng 50% và 75% gạo tấm thay thế ngô đã làm tăng sinh trưởng tuyệt đối.

Hình 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 1 - 11 tuần thí nghiệm

Khi nguồn cung các nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng trên thị trường quốc tế giảm, đẩy giá nguyên liệu tăng lên thì việc gia tăng nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có là xu thế tất yếu. Ở những nước có nền văn minh lúa nước, những nghiên cứu sử dụng thóc, gạo trắng, tấm, gạo lật như một nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng dùng trong chăn nuôi khá phổ biến. Wu & Liu (1986) đã cho biết, sử dụng gạo trắng làm thức ăn cho lợn đang sinh trưởng thấy có đáp ứng tốt về sinh trưởng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Schirmann & cs. (2018) đã tiến hành xác định tỷ lệ tiêu hóa, ước tính giá trị năng lượng của gạo tấm, cám gạo chiết ly và cám gạo hấp đối với lợn sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy gạo tấm có tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, mật độ DE, ME cao hơn rõ rệt so với cám gạo chiết ly và cám hấp. Do có tỷ lệ tiêu hóa cao nên việc thay thế ngô bằng gạo tấm trong khẩu phần ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng gạo lật như một nguyên liệu giàu năng lượng trong khẩu phần ăn của lợn thịt được

tiến hành ở Trung Quốc (Gao & Dong, 1993; He & cs., 1994; Zhang & cs., 1999; He & cs., 2000; Piao & cs., 2002).

Zhang & cs. (2002) cho biết tăng khối lượng của lợn có xu hướng cao hơn khi sử dụng khẩu phần mà ngô được thay thế bằng gạo lật. Kim & cs. (2021) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế 25%, 50%, 75% và 100% ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt. Kết quả thí nghiệm cho thấy các mức thay thế ngô bằng gạo lật đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn giai đoạn nuôi sinh trưởng và giai đoạn nuôi vỗ béo. Như vậy, các nghiên cứu này cũng phù hợp so với nghiên cứu của chúng tôi.

4.3.3. Lượng thức ăn thu nhận

Lượng thức ăn thu nhận có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định năng suất của vật nuôi. Có nhiều yếu tố chi phối lượng thức ăn thu nhận: di truyền, thức ăn, môi trường, trạng thái sinh lý của vật nuôi… Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Lượng thức ăn thu nhận

ĐVT: mean ± SD, kg/con/ngày

Thời gian thí

nghiệm (tuần) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Tuần 1 - 4 1,650 ± 0,2168 1,631 ± 0,236 1,644 ± 0,264 1,648 ± 0,267

Tuần 5 - 8 2,221 ±0,137 2,240 ± 0,157 2,252 ± 0,135 2,289 ± 0,146

Tuần 9 - 11 2,594 ± 0,074 2,676 ± 0,064 2,640 ± 0,111 2,679 ± 0,102

Tuần 1 - 11 2,115 ± 0,415 2,137 ± 0,456 2,147 ± 0,461 2,162 ± 0,462

Ghi chú: TN: thí nghiệm

Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm tăng khi thời gian thí nghiệm tăng lên. Điều này phù hợp với đặc tính sinh lý của lợn thịt. Lượng thức ăn thu nhận ở 4 lô thí nghiệm đều tương đương nhau ở các giai đoạn thí nghiệm. Lượng thức ăn thu nhận trung bình từ 1 - 11 tuần thí nghiệm của lô TN 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 2,115; 2,137; 2,147 và 2,162 kg/con/ngày. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy: sử dụng gạo tấm thay thế 25, 50 và 75% ngô trong thức ăn đã không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của lợn thịt.

73

Vật nuôi sẽ điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào theo mật độ năng lượng khẩu phần để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng. Nếu mật độ năng lượng khẩu phần cao thì lượng thức ăn ăn vào sẽ thấp, và ngược lại nếu mật độ năng lượng khẩu phần thấp thì lượng thức ăn ăn vào sẽ cao. Các công thức thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng có mật độ năng lượng tương đương nhau nên lượng thức ăn thu nhận của lợn ở các công thức thí nghiệm sai khác nhau không nhiều.

4.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính dựa vào sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm. Hiệu quả sử dụng thức ăn được thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TA/kg tăng khối lượng)

Giai đoạn thí nghiệm

(tuần) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Tuần 1 - 4 1,995 1,963 1,921 1,89

Tuần 5 - 8 2,679 2,632 2,586 2,601

Tuần 9 - 11 3,041 3,141 3,081 3,137

Tuần 1 - 11 2,521 2,522 2,491 2,491

Ghi chú: TN: thí nghiệm

Lượng thức ăn thu nhận ở các giai đoạn thí nghiệm của 4 lô thí nghiệm là tương đương nhau. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 tương ứng từ 1 - 11 tuần thí nghiệm là 2,521; 2,522; 2,491 và 2,491 kg TA/kg tăng khối lượng. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Lê Văn Huyên (2017) thông báo không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn khi tăng tỷ lệ thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần. Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày ở giai đoạn dưới 55 kg dao động từ 1,99 kg đến 2,07 kg, giai đoạn vỗ béo từ 2,49 kg đến 2,55 kg và không có sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm. Mức tiêu tốn thức ăn tính trung bình cả 2 giai đoạn ở các lô thí nghiệm dao động từ 2,73 kg đến 2,91 kg, sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các lô cũng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, so với các kết quả trên thì chỉ tiêu FCR trong nghiên cứu này là thấp hơn.

4.3.5. Khảo sát năng suất thịt

Năng suất và chất lượng thịt là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người chăn nuôi cần tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Kết quả khảo sát năng suất thịt được trình bày ở bảng 4.20.

Kết quả cho thấy: - Tỷ lệ móc hàm

Tỷ lệ móc hàm là chỉ tiêu nói lên tình trạng đặc rỗng của lợn khi giết thịt. Nếu tỷ lệ móc hàm cao nghĩa là tỷ lệ các phần ở nội tạng nhỏ, tỷ lệ sản phẩm thịt cao.

Bảng 4.20. Khảo sát khả năng cho thịt

ĐVT: mean ± SD; n =5

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4 P value

KL (kg/con) 92,10b±0,53 92,69b ±0,57 94,52a±0,59 95,44a ±0,75 P<0,05 Tỷ lệ móc hàm (%) 80,60b± 0,70 81,57ab±0,43 82,05ab±0,24 82,25a ±0,67 P<0,05 KL móc hàm (kg/con) 74,23c±0,67 75,61b±0,43 77,56a±0,55 78,50a ±1,07 P<0,05 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 71,52c±1,20 72,86bc±0,43 74,08ab±0,64 75,07a ±0,88 P<0,05 KL thịt xẻ (kg/con) 65,87d±1,06 67,54c±0,50 70,02b±0,55 71,65a ±1,10 P<0,05 Dài thân thịt (cm) 95,60±1,99 96,30±1,54 96,68±1,84 97,60±1,47 P>0,05

Diện tích cơ thăn (cm2) 43,97b±1,38 44,41ab±1,22 45,15ab±1,14 46,26a±1,10 P<0,05

Tỷ lệ nạc (%) 63,85c±0,53 64,31bc±0,45 65,16ab±0,62 65,89a ±0,61 P<0,05

Độ dày mỡ lưng (mm) 17,25±2,20 16,86±2,14 16,11±2,24 15,13±2,22 P>0,05

Ghi chú: KL: khối lượng; TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ móc hàm của lợn ở 3 lô TN 2, 3 và 4 tương đương nhau và có giá trị tương ứng là: 81,57; 82,05 và 82,25%; tỷ lệ này cao hơn lô TN 1 (80,6%), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Tỷ lệ thịt xẻ: tỷ lệ thịt xẻ của lợn ở lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 tương ứng là: 71,52; 72,86; 74,08 và 75,07%. Tỷ lệ thịt xẻ của lợn ở lô TN 4 cao hơn lô TN 1 và TN 2, sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện (2002),

75

là 72,70% và 74,97%. So với kết quả công bố của Phùng Thị Vân & cs. (2002) tỷ lệ thịt xẻ của con lai Du x (LY) là 70,91% - 72,70%, Nguyễn Văn Thắng & Đặng Vũ Bình (2006) cho biết tỷ lệ thịt xẻ của con lai Du x (LY) đạt 69% thì cao hơn. Điều này cho thấy sử dụng gạo tấm thay thế 50 và 75% ngô trong thức ăn cho lợn thịt lai Du x (LY) đã làm tăng tỷ lệ thịt xẻ.

Kim & cs. (2021) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế 25%, 50%, 75% và 100% ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt, kết quả thí nghiệm cho thấy các mức thay thế ngô bằng gạo lật đã không có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn.

- Diện tích cơ thăn và tỷ lệ nạc + Tỷ lệ nạc

Tỷ lệ nạc là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng sản phẩm thịt, liên quan đến giá thành của sản phẩm. Nếu tỷ lệ nạc cao thì giá bán sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ nạc được các nhà khoa học cũng như người chăn nuôi quan tâm nhiều.

Tỷ lệ nạc của lô TN 3 (65,16%) và TN 4 (65,89%) tương đương nhau; cao hơn lô TN 1 (63,85%), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ nạc của lô TN 1 và lô TN 2 (64,31%) tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả công bố của Phùng Thị Vân & cs. (2002): tỷ lệ nạc ở con lai Du x (LY) từ 57 - 61,81%; kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng & Đặng Vũ Bình (2006): tỷ lệ nạc của con lai Du x (LY) là 61,78%.

+ Diện tích cơ thăn

Diện tích cơ thăn tỷ lệ thuận với tỷ lệ nạc, diện tích cơ thăn của lô TN 2 (44,41 cm2), TN 3 (45,15 cm2) và TN 4 (46,26 cm2) tương đương nhau. Diện tích cơ thăn của lô TN 4 cao hơn lô TN 1 (43,97 cm2), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Con lai Du x (LY) có diện tích cơ thăn là 43,36 đến 46,30 cm2 (Phùng Thị Vân & cs., 2001; Phùng Thị Vân & cs., 2002). Theo tác giả Trần Văn Chính (2001) thì diện tích cơ thăn của các con lai Y x L; L x Y; Pi x Y; Du x (YL) và Du x (LY) lần lượt là 48,21; 46,96; 52,58; 43,96 và 44,71 cm2. Nguyễn Văn Thắng & Vũ Đình Tôn (2010) cho biết diện tích cơ thăn của con lai L×Y là 49,9 cm2. So với các thí nghiệm này thì thí nghiệm của chúng tôi có tỷ lệ thấp hơn các nghiên cứu trước đã công bố.

Như vậy, khi sử dụng gạo tấm thay thế 50 và 75% ngô trong thức ăn đã làm tăng diện tích cơ thăn và tỷ lệ nạc.

- Dài thân thịt và độ dày mỡ lưng

Độ dày mỡ lưng là một tính trạng mang tính di truyền trung gian. Độ dày mỡ lưng có mối tương quan rất chặt chẽ với tỷ lệ nạc, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn lọc và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế.

Kết quả mổ khảo sát cho thấy: dài thân thịt, độ dày mỡ lưng ở cả 4 lô thí nghiệm là tương đương nhau. Độ dày mỡ lưng ở các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 có các giá trị tương ứng là: 17,25 mm, 16,86 mm, 16,11 mm và 15,13 mm. Ở tổ hợp lai Large WhiteLandrace và Large WhiteDuroc ở Đức là 16,70 và 22,10 mm (Heyer & cs., 2005). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả nghiên cứu trên.

Kim & cs. (2021) cũng thông báo rằng việc sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần của lợn nuôi thịt đã không có ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ dày mỡ lưng của lợn.

4.3.6. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt

Ngoài các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt. Thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng thịt, ngay từ tuổi thai hoặc giai đoạn phát triển của lợn con. Suy dinh dưỡng gây ra kém phát triển mô cơ bắp (số lượng sợi cơ thấp). Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết mổ ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc thấp và hiệu quả kinh tế thấp.

Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng.

Ngoài việc đánh giá năng suất của lợn thí nghiệm thì việc đánh giá chất lượng thịt của lợn thí nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô.

Kết quả thu được về chỉ tiêu phẩm chất thịt thông qua mổ khảo sát được trình bày ở bảng 4.21.

- Giá trị pH45 và pH24 của cơ thăn:giá trị pH45 của cơ thăn ở 4 lô thí nghiệm biến động từ 6,54 (lô TN 1) đến 6,69 (lô TN 4). Giá trị pH24 ở cơ thăn biến động từ

77

thịt dựa vào pH45 và pH24 của Barton & cs. (1995) thì chất lượng thịt có phẩm chất thịt bình thường. Theo Hollis (1993), Whittemore (1998), thịt lợn bình thường có giá trị pH45 nằm trong khoảng 5,5 đến 6,2; pH24 nằm trong khoảng 5,4 đến 5,8.

Bảng 4.21. Chất lượng thịt lợn thí nghiệm

ĐVT: mean ± SD; n =5

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4 P value

pH45 6,54± 0,06 6,56 ± 0,07 6,62± 0,08 6,69± 0,06 P>0,05 pH24 5,80 ± 0,06 5,83 ± 0,07 5,86 ± 0,07 5,91 ± 0,08 P>0,05 Màu sắc L* 58,98 ± 0,53 59,01 ± 0,64 59,06 ± 0,65 59,89 ± 0,76 P>0,05 Màu sắc a* 13,14 ± 0,75 13,62 ± 0,70 13,74 ± 0,56 13,85 ± 0,64 P>0,05 Màu sắc b* 5,67 ± 0,28 5,69 ± 0,28 5,75 ± 0,30 5,96 ± 0,23 P>0,05 Độ dai (N) 45,60d±1,34 47,83c±1,23 50,15b±0,08 53,06a±1,11 P<0,05

Tỷ lệ mất nước bảo quản,% 2,41± 0,25 2,42± 0,27 2,37±0,67 2,25±0,05 P>0,05

Tỷ lệ mất nước chế biến,% 31,53a±0,99 31,47a±0,96 29,30b±1,06 28,64b±1,15 P<0,05

Ghi chú: TN: thí nghiệm; trong cùng một hàng, các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nguyễn Văn Thắng & Đặng Vũ Bình (2006) cho biết, con lai Du x (LY) có giá trị pH45 là 6,55; giá trị pH24 là 5,98. Như vậy, giá trị pH45 và pH24 trong nghiên cứu này nằm trong phạm vi của một số kết quả nghiên cứu trên.

- Màu sắc thịt

Kết quả ở bảng 4.21 cho thấy, giá trị L* (màu sáng) của 4 lô thí nghiệm tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Căn cứ vào tiêu chuẩn về màu sắc thịt theo Kuo & Chu (2003) thì màu sắc thịt của các lô thí nghiệm là bình thường. Cụ thể, giá trị a* (màu đỏ) từ 13,14 (lô TN 1) đến 13,85 (lô TN 4), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Giá trị b* (màu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 66)