ĐVT:%
Thời gian thí nghiệm Số lợn nái (con) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4
Ngày 14 30 1,72 1,24 0,25 0,39
Ngày 24 30 3,15 1,20 1,11 0,42
Như vậy, tỷ lệ hao hụt ở lô đối chứng sau 14 ngày và 24 ngày là cao nhất, ở mức 1,72% (sau 14 ngày) và 3,15% (sau 24 ngày). Thấp nhất ở lô thí nghiệm 4, chỉ có 0,39% (sau 14 ngày) và 0,42% (sau 24 ngày). Lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 có mức hao hụt lần lượt là 1, 24%; 1,20% (sau 14 ngày) và 0,25%; 1,11% (sau 24 ngày).
Hình 4.9. Khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm
Như vậy, khi không sử dụng gạo tấm làm thức ăn cho lợn nái sẽ làm hao hụt nái rất lớn về khối lượng. Từ đó, làm giảm sức đề kháng của nái nuôi con, dễ phát sinh các bệnh đối với lợn nái và ảnh hưởng tới sự nuôi con. Khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 75% đã làm hao hụt khối lượng nái không đáng kể (1,03 kg), từ đó không làm ảnh hưởng nhiều tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh với lợn nái cũng như lợn con theo mẹ.
Theo Lê Văn Huyên (2017), hao hụt khối lượng lợn nái Y x L nuôi con (cai sữa lúc 21 ngày) cho ăn thóc thay thế ngô ở các tỷ lệ 15%, 30%, 50%, 75% và 100% (tính theo giá trị năng lượng trao đổi - ME) lần lượt là 13,2 kg, 12 kg, 12,3 kg, 13,3 kg và 16,2 kg. Như vậy, khối lượng hao hụt của nái trong nghiên cứu
83
lượng trao đổi lớn hơn thóc và lượng thức ăn thu nhận của nái khi sử dụng gạo tấm thay thế ngô cũng cao hơn so với thóc.
Hình 4.10. Tỷ lệ hao hụt lợn nái nuôi con 4.4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái 4.4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái
Trong giai đoạn nuôi con của lợn nái, nhu cầu về dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cao. Do đó, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn kèm theo thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của lợn mẹ. Bên cạnh đó, chế dộ dinh dưỡng hợp lí sẽ làm giảm hao mòn khối lượng cơ thể của lợn nái, rút ngắn thời gian động dục trở lại và thời gian cai sữa lợn con, giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con... Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn nái các lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.25 và hình 4.11.
- Ở tuần nuôi thứ nhất
Lượng thức ăn thu nhận có sự khác nhau giữa lô TN 1, lô TN 2 và lô TN 3 (lần lượt là: 4,87, 4,49 và 4,40 kg/con/ngày), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, lượng thức ăn thu nhận của nái giữa lô TN 1 và lô TN 4 lại không có sự khác nhau về thống kê (P > 0,05). Kết quả đó cho thấy: thay thế ngô trong khẩu phần ăn bằng gạo tấm ở tỷ lệ 75% sẽ không ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của lợn nái, nếu thay thế ở tỷ lệ 25% và 50% thì lợn nái sẽ ăn ít hơn, từ đó ảnh hưởng tới sức đề kháng của lợn nái nuôi con.
- Ở tuần nuôi thứ hai
Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái ở các lô thí nghiệm cho kết quả tương tự như tuần nuôi thứ nhất. Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 1 (7,21 kg/con/ngày) và TN 4 (7,17 kg/con/ngày) có kết quả cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 lần lượt là 6,57 và 6,55 kg/con/ngày.
- Ở tuần nuôi thứ ba
Lượng thức ăn thu nhận ở lô TN 4 sử dụng 75% gạo tấm thay thế ngô đạt cao nhất so với các lô thí nghiệm còn lại. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt về thống kê (P > 0,05) so với lô TN 1 và TN 2. Lượng thức ăn thu nhận ở các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 lần lượt là: 7,86; 7,85; 7,80 và 8,23 kg/con/ngày.
- Trung bình 24 ngày nuôi
Lượng thức ăn thu nhận của lô TN 4 (6,94 kg/con/ngày) cao hơn so với lô TN 2 và TN 3 (có kết quả lần lượt là 6,55 và 6,53 kg/con/ngày), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái nuôi con nên sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn ở mức 75% để không làm ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của nái và sẽ tốt hơn so với mức thay thế gạo tấm cho ngô ở tỷ lệ 25% và 50%.
Sự chênh lệch lớn nhất là trong tuần nuôi thứ hai sau khi đẻ do lúc này các cơ quan sinh dục đã hồi phục, do đó khả năng thu nhận thức ăn của lợn đã dần ổn định, lúc này lợn bắt đầu ăn mạnh từ giai đoạn tuần thứ hai và ăn ổn định đến khi cai sữa.
Từ bắt đầu tuần thứ ba đến khi cai sữa, khả năng thu nhận thức ăn của lợn có tăng lên nhưng tăng ít hơn so với tuần thứ hai do nhu cầu về năng lượng của nái không cao như tuần thứ hai vì lợn con phần nào đã được cung cấp năng lượng qua thức ăn, không hoàn toàn phụ thuộc vào sữa lợn mẹ.
85