Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 60 - 63)

ĐVT: %

Thành phần dinh dưỡng Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Protein thô 17,5 17,5 17,5 17,5 ME (Kcal/kg) 3200 3200 3200 3200 Độ ẩm 12 12 12 12 Lipit 4,48 4,48 4,48 4,48 Xơ thô 4,89 4,89 4,89 4,89 Tro thô 6,22 6,22 6,22 6,22 Ca 1,15 1,15 1,15 1,15 P tổng số 0,68 0,68 0,68 0,68 P hấp thu 0,45 0,45 0,45 0,45 NaCL 0,45 0,45 0,45 0,45 Lysin 0,9 0,9 0,9 0,9 Methionine 0,28 0,28 0,28 0,28 Methionine + Cystine 0,56 0,56 0,56 0,56 Threonin 0,6 0,6 0,6 0,6 Tryptophan 0,2 0,2 0,2 0,2

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

+ Khối lượng của lợn nái thí nghiệm: lợn được cân bằng cân điện tử tự động vào một ngày, giờ cố định và được cân từng con một, cân vào ngày 1, ngày 14 và ngày 24 sau đẻ.

+ Lượng thức ăn thu nhận của nái

Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày): hằng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho từng lợn nái vào một giờ nhất định của ngày hôm sau, khi lợn nái ăn xong vét toàn bộ lượng thức ăn còn thừa trong máng và đem cân lại. Thức ăn được cân trong tất cả 24 ngày thí nghiệm.

LTATN (kg) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa

+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: theo dõi, ghi chép đầy đủ số ngày tính từ khi cai sữa đến khi lợn nái động dục trở lại của tất cả các nái ở 04 lô

45 + Khối lượng lợn con thí nghiệm

Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 4 ngày, 11 ngày, 18 ngày và 24 ngày tuổi. Cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng, cân tất cả lợn con/ổ của từng nái. Cân bằng cân điện tử 10 kg có độ chính xác ± 0,5 g.

+ Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tỷ lệ lợn con tiêu chảy

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày đếm chính xác số lợn chết của từng lô thí nghiệm.

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số lợn sống đến cuối kỳ  100 Số lợn đầu kỳ

+ Tỷ lệ lợn con tiêu chảy: hàng ngày theo dõi số lợn con tiêu chảy, số lợn con có mặt. Xác định tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo công thức:

Tỷ lệ tiêu chảy (%) = Tổng số lợn con tiêu chảy  100 Tổng số lợn con thí nghiệm

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích theo phương pháp phân tích phương sai một nhân tố bằng thủ tục GLM của phần mềm Minitab 16. Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD).

Số liệu thu được được xử lý theo mô hình thống kê sau: xij = m + ai + eij

Trong đó:

m là trung bình chung;

ai là chênh lệch do ảnh hưởng của công thức thức ăn; eij là sai số độc lập phân phối chuẩn;

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC, GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA GẠO LẬT VÀ GẠO TẤM VÀ GẠO TẤM

4.1.1. Thành phần hóa học của gạo lật

Sản phẩm đầu ra của ngành chế biến thóc, gạo bao gồm trấu 20%, gạo lật (còn gọi là gạo lứt) 80%, cám bổi 11% (trong đó cám mịn 8% và cám thô 3%), tấm 2% và gạo trắng khoảng 67%.

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong thiết lập công thức thức ăn cho vật nuôi. Để có thể sử dụng được gạo lật và tấm làm thức ăn cho lợn hoặc các đối tượng vật nuôi khác, các nguyên liệu này nhất thiết phải được phân tích thành phần hóa học, xác định giá trị dinh dưỡng.

Bảng 4.1. Thành phần hóa học của gạo lật

ĐVT: %

Loại gạo lật Độ ẩm Protein thô Lipit thô Xơ thô Tro thô DXKN

% theo VCK Gạo lật VH1 13,19 8,32 4,19 1,07 0,93 85,49 Gạo lật VH1 12,62 8,61 3,92 0,87 0,77 90,83 Gạo lật 1 13,64 10,13 4,59 1,1 1,17 83,01 Gạo lật 2 13,77 10,46 4,7 1 1,21 82,63 IR 50404 10,14 7,81 3,11 1,11 0,87 87,10 Nhị ưu 838 10,58 7,21 3,65 2,57 1,15 85,42 Vật tư NA2 10,93 8,17 3,72 2,52 1,16 84,43 Việt Hương 135 10,40 7,35 3,83 2,28 1,01 85,53 Mean 11,91 8,51 3,96 1,57 1,03 85,56 ± SD 1,55 1,20 0,52 0,75 0,16 2,58

Ghi chú: Mẫu gạo lật 1 và mẫu gạo lật 2 được lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và không xác định được giống.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của gạo lật cho thấy các giống lúa khác nhau thì thành phần hóa học trong gạo lật cũng khác nhau. Hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,21 - 10,46%, cao nhất là của mẫu gạo lật lấy tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam và thấp nhất là giống lúa Nhị ưu 838. Hàm lượng lipit trong gạo lật có sự biến động không lớn, thấp nhất

47

phần tập đoàn DABACO Việt Nam (4,7%). Hàm lượng xơ thô có sự biến động giữa các loại gạo lật, cao nhất là ở gạo lật của giống lúa Nhị ưu 838 (2,57%) và thấp nhất ở gạo lật của giống lúa VH1 (0,87%). Hàm lượng tro thô khá đồng đều giữa các loại gạo lật, dao động trong khoảng 0,77 - 1,21%.

Độ ẩm của gạo lật hầu hết các giống lúa ở trong khoảng 10,14 - 13,77%, đây là độ ẩm phù hợp cho việc bảo quản.

Kết quả trung bình về các chỉ tiêu dinh dưỡng của các loại gạo lật cụ thể là protein thô 8,51%, lipit thô 3,96%, xơ thô 1,57%, tro thô 1,03%.

Stein & cs. (2016) cho biết gạo lật có hàm lượng VCK 88,1%, hàm lượng protein thô 9,5 %, lipit thô 3,2 %, xơ thô 3,4%, tro thô 1,2%.

Theo các kết quả công bố của Leeson & Summers (2008); Kosaka (1990); Viện Chăn Nnuôi (1995); Li & cs. (2006) thì hàm lượng protein thô trong gạo lật biến động từ 7,9 - 8,59%; hàm lượng lipit thô từ 0,6 - 2,42%, hàm lượng lipit có nhiều biến động do cấu trúc của các loại máy xát. Hàm lượng xơ thô trong gạo lật thấp từ 0,9 - 2,44%. Đây là yếu tố quan trọng để giúp làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của gạo lật khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Trong gạo lật rất giàu tinh bột, điều này minh chứng ở hàm lượng DXKN (theo VCK) trong gạo lật rất cao (85,56%). Gạo lật là loại thức ăn giàu năng lượng làm thức ăn cho lợn.

Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật được trình bày ở bảng 4.2.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 60 - 63)