Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 50 - 52)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Protein thô 21,08 21,08 21,08 21,08

Lipit 6,77 6,59 6,41 6,22

Xơ thô 2,21 2,06 1,91 1,76

Lysine tổng số 1,55 1,56 1,56 1,57

Lysine tiêu hóa 1,41 1,41 1,41 1,41

Methionine tổng số 0,58 0,59 0,59 0,59

Methionine tiêu hóa 0,55 0,55 0,55 0,55

Threonine tổng số 1,02 1,02 1,02 1,03

Threonine tiêu hóa 0,95 0,95 0,95 0,95

Ca 0,70 0,71 0,70 0,70

P hấp thu 0,51 0,51 0,50 0,50

ME (kcal/kg) 3456 3457 3457 3458

Giá tiền (đ/kg) 11961 12061 12161 12261

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu + Khối lượng lợn con thí nghiệm

Cân lợn con ở các thời điểm sơ sinh, 4 và 23 ngày tuổi. Cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng, cân từng con một. Cân bằng cân điện tử 10kg (sai số cho phép: ± 0,5 g).

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): xác định sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở giai đoạn 4 - 23 ngày tuổi (g/con/ngày).

A = P2 – P1 × 1000 T2 – T1

Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng lợn con tại thời điểm T1 (kg) P2: Khối lượng lợn con tại thời điểm T2 (kg)

35 + Lượng thức ăn thu nhận (LTATN)

Thức ăn tập ăn được cho lợn con ăn từ 4 ngày tuổi. Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho lợn con, vào một giờ nhất định của ngày hôm sau vét sạch lượng thức ăn thừa trong máng và đem cân lại.

LTATN (g/con) = Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa Số lợn trong lô

Xác định tổng lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con từ 4 - 13 ngày tuổi; 14 - 23 ngày tuổi và 4 - 23 ngày tuổi.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)

Được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng tại các thời điểm Sơ sinh - 23 ngày tuổi; 4 - 23 ngày tuổi.

HQSDTA (kg TA/kg TT) = Lượng thức ăn thu nhận (kg) Khối lượng lợn tăng (kg)

+ Chi phí thức ăn: (chi phí thức ăn của lợn nái + chi phí thức ăn của lợn con)/tổng khối lượng tăng của lợn con.

+ Tỷ lệ lợn con nuôi sống và tỷ lệ lợn con tiêu chảy.

Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày đếm chính xác số lợn chết của từng lô thí nghiệm.

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số lợn sống đến cuối kỳ  100 Số lợn đầu kỳ

Tỷ lệ lợn con tiêu chảy: hàng ngày theo dõi số lợn con tiêu chảy, số lợn con có mặt. Xác định tỷ lệ tiêu chảy của lợn con theo công thức:

Tỷ lệ tiêu chảy (%) = Tổng số con mắc tiêu chảy  100 Tổng số lợn con theo dõi

3.2.3. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn thịt

3.2.3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: lợn thịt lai Du x (LY). + Vật liệu nghiên cứu: gạo tấm, ngô.

+ Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm khảo nghiệm lợn DABACO, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh.

+ Thời gian nghiên cứu: từ 02/2016 đến 07/2017.

3.2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp trên lợn thịt lai Du x (LY) đến các chỉ tiêu sau:

- Khối lượng của lợn thí nghiệm: đầu thí nghiệm, tuần 4, tuần 8 và tuần 11. - Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm: tuần 1- 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11. - Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm: tuần 1- 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11. - Hiệu quả sử dụng thức ăn: tuần 1 - 4, tuần 5 - 8, tuần 9 - 11.

- Khảo sát năng suất thịt: khối lượng lợn, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, khối lượng thịt xẻ, dài thân thịt, diện tích cơ thăn, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng.

- Khảo sát chất lượng thịt: pH45, pH24, màu sắc thịt, độ dai của thịt, tỷ lệ mất nước bảo quản và tỷ lệ mất nước chế biến.

- Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn đối với lợn thịt.

3.2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Chọn 240 lợn đực thiến nuôi thịt lai Du x (LY), có khối lượng trung bình 27,8 - 28,2 kg/con, ngoại hình đồng đều và cùng lứa tuổi (68 ngày tuổi). Lợn được chia thành 4 lô: lô TN 1 (lô đối chứng), lô TN 2, TN 3 và TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô). Mỗi lô thí nghiệm tiến hành lặp lại trên 3 ô, mỗi ô 20 lợn thí nghiệm (20 con x 3 ô = 60 con). Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn thịt được trình bày ở bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)