Hiệu quả sử dụng thức ăn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 89 - 90)

Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính dựa vào sinh trưởng tuyệt đối và lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệm. Hiệu quả sử dụng thức ăn được thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TA/kg tăng khối lượng)

Giai đoạn thí nghiệm

(tuần) Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN 3 Lô TN 4

Tuần 1 - 4 1,995 1,963 1,921 1,89

Tuần 5 - 8 2,679 2,632 2,586 2,601

Tuần 9 - 11 3,041 3,141 3,081 3,137

Tuần 1 - 11 2,521 2,522 2,491 2,491

Ghi chú: TN: thí nghiệm

Lượng thức ăn thu nhận ở các giai đoạn thí nghiệm của 4 lô thí nghiệm là tương đương nhau. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của các lô TN 1, TN 2, TN 3 và TN 4 tương ứng từ 1 - 11 tuần thí nghiệm là 2,521; 2,522; 2,491 và 2,491 kg TA/kg tăng khối lượng. Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Lê Văn Huyên (2017) thông báo không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn khi tăng tỷ lệ thay thế ngô bằng gạo lật trong khẩu phần. Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày ở giai đoạn dưới 55 kg dao động từ 1,99 kg đến 2,07 kg, giai đoạn vỗ béo từ 2,49 kg đến 2,55 kg và không có sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các lô thí nghiệm. Mức tiêu tốn thức ăn tính trung bình cả 2 giai đoạn ở các lô thí nghiệm dao động từ 2,73 kg đến 2,91 kg, sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các lô cũng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, so với các kết quả trên thì chỉ tiêu FCR trong nghiên cứu này là thấp hơn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)