Lập kế hoạch, đặt mục tiêu và liên kết các sáng kiến chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần đông lạnh quy nhơn (Trang 39 - 40)

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phƣơng thức để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt đƣợc, xây dựng một chiến lƣợc tổng thể để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.

Mục tiêu là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lƣợc là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt đƣợc khi thực hiện chiến lƣợc. Thông thƣờng các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

Sáng kiến là những chƣơng trình, dự án, các bƣớc hành động và những hoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt đƣợc những mục tiêu mang tính chiến lƣợc trong doanh nghiệp.

Ở bất kỳ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có rất nhiều các sáng kiến. Các sáng kiến này thƣờng xuất phát từ những nhu cầu thực tế phát sinh ở bất kỳ hoạt động nào, bất kỳ bộ phận nào của doanh nghiệp với mục đích gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải các sáng kiến nào đƣợc đƣa ra cũng phù hợp với chiến lƣợc của doanh nghiệp. Nếu một sáng kiến đƣợc đƣa ra nhƣng không liên kết đƣợc với việc thực hiện thành công chiến lƣợc của doanh nghiệp thì tại sao doanh nghiệp lại cung cấp nguồn lực và theo đuổi chúng.

Việc vận dụng thẻ điểm cân bằng vào lựa chọn các sáng kiến đƣợc tiến hành thông qua bốn bước sau:

Bước 1: Tiến hành tập hợp tất cả các sáng kiến hiện đang thực hiện

Để lựa chọn các sáng kiến phù hợp với chiến lƣợc việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tập hợp tất cả các sáng kiến hiện đang thực hiện và kêu gọi các bộ phận

đƣa ra các sáng kiến mới để thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo thu thập đầy đủ những thông tin nhƣ: tên sáng kiến, cân đối chi phí và lợi ích kỳ vọng, mối liên hệ với chiến lƣợc, những ngƣời tham gia chính và thời gian thực hiện.

Bước 2: Lập bản đồ chiến lược cho những sáng kiến theo các mục tiêu xuất hiện trên bản đồ chiến lược.

Doanh nghiệp cần tiến hành xem xét những sáng kiến. Nếu nó đóng góp vào mục tiêu nào đó thì doanh nghiệp cần đánh dấu lại, nếu không thì bỏ trống ô đó. Để đánh giá chính xác sáng kiến có phù hợp với chiến lƣợc hay không thì nhà quản lý cần ngồi lại với các thành viên trong ban sáng kiến. Nếu các sáng kiến không chứa đựng những thông tin thiết yếu nhƣ: có mối liên hệ với chiến lƣợc, cân đối giữa chí phí và lợi ích kỳ vọng,... thì đều phải loại bỏ ngay trong bƣớc tiếp theo.

Bước 3: Loại bỏ những sáng kiến không phù hợp với chiến lược và phát tiển những sáng kiến phù hợp.

Sau khi đã đánh giá thận trọng giá trị chiến lƣợc của từng sáng kiến, phải cân nhắc nghiêm túc về việc hủy bỏ hay giảm bớt phạm vi của những sáng kiến không phù với chiến lƣợc. Đồng thời, tiến hành liên kết những sáng kiến phù hợp với chiến lƣợc để thực thi đƣợc đồng bộ và tiết kiệm.

Bước 4: Thiết lập ưu tiên cho các sáng kiến chiến lược của doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp đều đối mặt với những nguồn lực có hạn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xếp hạng những sáng kiến theo thứ tự ƣu tiên để lên kế hoạch phân bổ nguồn lực cho phù hợp. Để thực hiện đƣợc điều này, doanh nghiệp cần phải xây dựng một bộ tiêu chí chung để tính điểm cho các sáng kiến. Việc dành ƣu tiên cho các sáng kiến là một nhiệm vụ khó khăn nhƣng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần đông lạnh quy nhơn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)