TRIỂN KHAI VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần đông lạnh quy nhơn (Trang 75 - 110)

GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN

Để giúp cho Công ty thuận lợi trong việc triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng thì Công ty cần phải xây dựng và áp dụng theo một quy trình thẻ điểm cân bằng với những nội dung cụ thể.

3.3.1. Quy trình vận dụng thẻ điểm cân bằng của Công ty

Quy trình vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn cần đƣợc triển khai thực hiện nhất quán từ Ban lãnh đạo cấp cao của Công ty cho đến các bộ phận, phòng ban và toàn thể nhân viên trong Công ty. Quy trình thực hiện này đƣợc tiến hành thông qua các bƣớc sau đây:

Bước 1: Bước khởi đầu

Để có thể triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng vào trong Công ty đƣợc thành công thì điều cần thiết đầu tiên là phải có đƣợc sự ủng hộ và quyết tâm thực hiện của ban lãnh đạo cao nhất trong Công ty. Từ đó tạo môi trƣờng thuận lợi, đáp ứng các nguồn lực và điều chỉnh kịp thời để xây dựng thành công thẻ điểm cân bằng.

Bước 2: Thành lập ban chuyên trách về quá trình thực hiện

Để quá trình thực hiện đƣợc diễn ra thuận lợi thì Công ty cần phải xây dựng đƣợc một ban chuyên trách về thẻ điểm cân bằng. Trƣởng ban chuyên trách này phải là cán bộ cấp cao trong phòng kế toán. Ban chuyên trách có thể gồmcác chuyên gia có kinh nghiệm trong việc triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng đãthành công ở những Công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Bước 3: Phát động chương trình thực hiện

Ban chuyên trách cần phải phát động chƣơng trìnhvề việc triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng vào trong công ty đến toàn thể cán bộ công nhân viên.Từ đó, xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá quá trình thực hiện này. Ban chuyên trách cũng cần phải đảm bảo việc triển khai thực hiện này đƣợc diễn ra thông suốt và thuận lợi.

Bước 4: Xây dựng và tiêu chuẩn hóa các mục tiêu và thước đo trên các phương diện của thẻ điểm cân bằng

Các mục tiêu và thƣớc đo trên bốn phƣơng diện: tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển đƣợc xây dựng dựa trên các chiến lƣợc kinh doanh của Công ty. Những mục tiêu và thƣớc đo này đƣợc tiêu chuẩn hóa thành các tài liệu hƣớng dẫn cụ thể đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động

Sau khi đã xác định đƣợc các mục tiêu và thƣớc đo cụ thể, Công ty cần phải thiết lập kế hoạch hành động cụ thể và truyền đạt chúng đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Từ đó, giúp cho Công ty có thể triển khai thực hiện đồng bộ và thống nhất những mục tiêu này.

Bước 6: Theo dõi, đánh giá và cải tiến thẻ điểm cân bằng

Trong quá trình triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty thì sẽ không tránh khỏi những sai soát nhƣ: những mục tiêu đề ra ban đầu chƣa phù hợp với chiến lƣợc phát triển trong các phƣơng diện của thẻ điểm cân bằng và các thƣớc đo thì chƣa đánh giá đúng các mục tiêu đã đề ra, nên cần ban chuyên trách BSC và lãnh đạo Công ty luôn tiến hành theo dõi để đánh giá kịp thời, điều chỉnh những nội dung chƣa phù hợp. Công tác kiểm tra,đánh giá phải đƣợc thực hiện liên tục và nghiêm túc để duy trì việc áp dụng đánh giá sự thay đổi và cải tiến thẻ điểm cân bằng sao cho phù hợp nhất với thực tiễn hoạt động của Công ty.

Việc triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn là việc Công ty cần xác định đâu là các mục tiêu và thƣớc đo cụ thể mà Công ty cần triển khai thực hiện trong kế hoạch dài hạn của mình; cũng nhƣ xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho bốn phƣơng diện: tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển sao cho phù hợp với quy mô và nguồn lực của Công ty.

3.3.2. Nội dung của thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động

của Công ty

Để triển khai vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn trong năm 2020, ta tiến hành

xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2010 trên bốn phƣơng diện của BSC nhƣ: tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ, học hỏi và phát triển.

3.3.2.1. Về phương diện tài chính

Tài chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần hƣớng đến những mục tiêu trong phƣơng diện tài chính nhƣ: Tăng tưởng doanh thu, tiết kiệm chi phí, kiểm soát lợi nhuận và kiểm soát khả năng thanh toán của Công ty.

 Tăng trưởng doanh thu

Tăng trƣởng doanh thu là một trong những mục tiêu mà Công ty nào cũng cần hƣớng đến. Để đo lƣờng và đánh giá mục tiêu này ta sử dụng thƣớc đo: Tỷ lệ % tăng trƣởng doanh thu.

Doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ hai nguồn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính. Vì vậy, để có thể vận dụng thẻ điểm cân bằng vào trong việc đánh giá thành quả hoạt động của Công ty ở phƣơng diện tài chính trong năm 2020, thì ta cần xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2020 nhƣ sau:

Để dự báo doanh thu của Công ty trong năm 2020, ta sử dụng hàm FORECAST để tiến hành dự báo về hai chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính. Kết quả của dự báo cho ta biết: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2020 là 101.797 triệu đồng và doanh thu hoạt động tài chính dự kiến trong năm 2020 đạt 547 triệu đồng. Từ đó, ta tính sẽ tính đƣợc tổng doanh thu dự kiến của Công ty trong năm 2020 là 102.344 triệu đồng và đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3:Dự báo doanh thu của Công ty năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 101.797

Doanh thu hoạt động tài chính 547

Tổng doanh thu 102.344

năm 2020 nhƣ ở bảng sau đây:

Bảng 3.4: Dự báo tỷ lệ % tăng trƣởng doanh thu năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2019 (Triệu đồng) Năm 2020 (Triệu đồng) Năm 2020 (Tỷ lệ%) Tổng doanh thu 146.205 102.344 70%

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 145.827 101.797 69,8%

Doanh thu hoạt động tài chính 378 547 144,7%

Dựa vào bảng kết quả của Bảng 3.4 ta thấy, tổng doanh thucủa Công ty trong năm 2020 đƣợc dự báo giảm hơn so với năm 2019 là 30%. Nguyên nhân chính là do sự giảm đi của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 30,2%. Vì vậy, Công ty cần phải có những chính sách, chiến lƣợc phù hợp nhằm thúc đẩy sự tăng trƣởng của doanh thu bán hàng trong tƣơng lai.

 Tiết kiệm chi phí

Khi ta tiết kiệm đƣợc chi phí thì sẽ giúp cho Công ty có thể giảm đƣợc giá thành sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những mục tiêu tài chính quan trọng mà Công ty cần quan tâm và có biện pháp thực hiện.

Để có thể đánh giá đƣợc mục tiêu tiết kiệm về chi phí của Công ty trong năm 2020 thì trƣớc hết ta sử dụng hàm FORECAST trong Excel để có thể dự báo về các khoản chi phí và tổng doanh thu của Công ty trong năm 2020. Khi đó, ta sẽthuđƣợc bảng kết quả sau dƣới đây:

Bảng 3.5: Dự báo về các khoản chi phí và tổng doanh thu của Công ty năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020

Giá vốn hàng bán 93.910

Chi phí bán hàng 1.546

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.152

Chi phí tài chính 1.414

Tổng chi phí 99.022

Dựa vào kết quả dự báo của Bảng 3.5 ở trên ta sẽ tính đƣợc tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trên tổng doanh thu của Công ty trong năm 2020.

Bảng 3.6: Tỷ trọng của từng chi phí trên tổng doanh thu năm 2020

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2020

Tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu 91,8

Tỷ trọng của chi phí bán hàng trên tổng doanh thu 1,5

Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu 2,1

Tỷ trọng của chi phí tài chính trên tổng doanh thu 0,9

Tỷ trọng của tổng chi phí trên tổng doanh thu 96,8

Dựa vào kết quả của Bảng 3.6 ta thấy, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu năm 2020 đƣợc dự báo là 91,8%, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các tỷ trọng của các chi phí khác trên tổng doanh thu. Tỷ trọng của chí phí quản lý doanh nghiệp đƣợc dự báo năm 2020 là 2,1%, cao hơn so với tỷ trọng của chi phí bán hàng trên tổng doanh thu (1,5%) và tỷ trọng của chi phí tài chính trên tổng doanh thu (0,9%).

Nhƣ vậy ta thấy, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu là lớn nhất so với các tỷ trọng chi phí khác. Điều này có nghĩa là trong tổng chi phí của Công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì vậy, Công ty muốn thực hiện việc tiết kiệm về chi phí thì phải có biện pháp và chiến lƣợc cắt giảm chi phí từ giá vốn hàng bán của Công ty. Chẳng hạn nhƣ: thƣờng xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất; không ngừng hoàn thiện vànâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong Công ty. Đồng thời, tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng các loại chi phí.

 Tối đa hóa lợi nhuận

Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của Công ty. Chính vì vậy, việc tối đa hóa lợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Công ty cần hƣớng đến.

trƣớc hết ta sử dụng hàm FORECAST trong Excel để có thể dự báo về các chỉ tiêu nhƣ: lợi nhuận sau thuế; doanh thu thuần; vốn chủ sở hữu bình quân; tổng tài sản bình quân trong năm 2010. Khi đó, ta sẽ thu đƣợc bảng kết quả sau dƣới đây:

Bảng 3.7: Dự báo các chỉ tiêu tính khả năng sinh lợi trong năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020

Lợi nhuận sau thuế 2.412

Doanh thu thuần 101.797

Vốn chủ sở hữu bình quân 23.684

Tổng tài sản bình quân 48.333

Dựa vào kết quả dự báo ở Bảng 3.7 ta sẽ tính đƣợc các chỉ tiêu: ROS, ROE, ROA trong năm 2020 và đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.8 sau đây:

Bảng 3.8: Bảng đánh giá về kiểm soát lợi nhuận của Công ty năm 2020

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2020

ROS 2,4

ROA 10,2

ROE 5

Dựa vào kết quả của Bảng 3.8 ta thấy, chỉ số ROS năm 2020 đƣợc dự báo đạt 2,4%. Điều này có nghĩa là trong năm 2020 đƣợc dự báo là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty sẽ có 2,4 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROA năm 2020 đƣợc dự báo đạt 10,2 %, điều này cho ta biết là trong năm 2020 cứ 100 đồng tài sản đầu tƣ Công ty sẽ thu đƣợc 10,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Tƣơng tự, năm 2020 chỉ số ROE của Công ty đƣợc dự báo đạt 5%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 5 đồng lợi nhuận sau thuế.

 Nâng cao khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của một Công ty thể hiện khả năng đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Một Công ty có khả năng thanh toán cao chứng tỏ Công ty đó có đủ năng lực tài chính để đảm bảo thanh toán các khoản nợ và ngƣợc lại.

trong năm 2020 thì trƣớc hết ta sử dụng hàm FORECAST trong Excel để dự báo về các chỉ tiêu nhƣ: tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, EBIT, lãi vay phải trả, hàng tồn kho, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong năm 2020 và kết quả đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.9 sau đây:

Bảng 3.9: Dự báo các chỉ tiêu tài chính trong năm 2020 liên quan đến khả năng thanh toán của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020

Tài sản ngắn hạn 41.241

Nợ ngắn hạn 21.578

EBIT 4.308

Lãi vay phải trả 1.264

Hàng tồn kho 22.228

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 6.004

Dựa vào kết quả dự báo ở Bảng 3.9 ta sẽ tính đƣợc các chỉ tiêu về: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong năm 2020 và đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.10 sau đây:

Bảng 3.10: Bảng dự báo về khả năng thanh toán của Công ty năm 2020

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2020

Khả năng thanh toán hiện hành 1,9

Khả năng thanh toán lãi vay 3,4

Khả năng thanh toán nhanh 0,88

Khả năng thanh toán tức thời 0,28

Dựa vào kết quả của Bảng 3.10 ta thấy:

+ Khả năng thanh toán hiện hành của Công tyđƣợc dự báo trong năm 2020 là 1,9 lần và chỉ số này lớn hơn 1 nên cho ta biết Công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

+ Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty đƣợc dự báo trong năm 2020 là 3,4 lần và chỉ tiêu này cũng lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ lợi nhuận trƣớc thuế của Công ty có thừa khả năng chi trả khi lãi vay đến hạn.

+ Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đƣợc dự báo trong năm 2020 là 0,88 lần. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn chỉ số khả năng thanh toán hiện hành. Điều này chứng tỏ Công ty khó có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn của Công ty phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Vì vậy, Công ty cần tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng này trong thời gian đến.

+ Khả năng thanh toán tức thời của Công ty đƣợc dự báo trong năm 2020 là 0,88 lần. Chỉ số này nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là trong năm 2020 đƣợc dự báo là Công ty sẽ không đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn.

Sau khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về phƣơng diện tài chính thì Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn sẽ tiến hành triển khai thực hiện và sẽ đánh giá vào cuối năm nhƣ sau:

Bảng 3.11. Bảng triển khai chiến lược năm 2020 về phương diện tài chính của Công ty

Mục tiêu Thƣớc đo Kế hoạch

năm 2020 Thực hiện năm 2020 Chênh lệch Tăng trƣởng doanh thu

% tăng trƣởng tổng doanh thu 70%

% tăng trƣởng doanh thu từ bán hàng 69,8%

% tăng trƣởng doanh thu tài chính 144,7%

Tiết kiệm chi phí

Tỷ trọng tổng chi phí/ tổng doanh thu 96,8%

Tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên tổng

doanh thu 91,8%

Tỷ trọng của chi phí bán hàng trên tổng

doanh thu 1.5%

Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh

nghiệp trên tổng doanh thu 2,1%

Tỷ trọng của chi phí tài chính trên tổng

doanh thu 0,9% Kiểm soát lợi nhuận ROS 2.4% ROA 10,2% ROE 5% Kiểm soát khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành 1,9 lần

Khả năng thanh toán lãi vay 3,4 lần

Khả năng thanh toán nhanh 0,88 lần

Khả năng thanh toán tức thời 0,28 lần

3.3.2.2.Về phương diện khách hàng

Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải duy trì những khách hàng củ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời, phải tìm mọi cách để thỏa mãn đƣợc những yêu cầu của khách hàng.

Để có thể đánh giá mức độ ảnh hƣởng của phƣơng diện khách hàng đến thành quả hoạt động của Công ty thì ta cần tập trung đi vào phân tích những mục tiêu cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần đông lạnh quy nhơn (Trang 75 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)