Làm rõ và cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 38 - 39)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.4.1 Làm rõ và cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Quá trình xây dựng thẻ điểm cân bằng bắt đầu khi đội ngũ các nhà quản lý cấp cao cùng nhau diễn giải chiến lược kinh doanh của đơn vị thành những mục tiêu cụ thể.

Đối với mục tiêu tài chính, đội ngũ lãnh đạo phải xem xét cần phải chú trọng đến tăng trưởng thu nhập và thị trường, lợi nhuận hay tạo ra các dòng tiền mặt nhiều hơn nữa.

Đối với mục tiêu khách hàng, việc quyết định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng. Từ việc xác định mục tiêu tài chính và mục tiêu khách hàng, tổ chức sẽ xác định được các mục tiêu và thước đo

29

cho quá trình kinh doanh của mình. Việc xác định này là một trong những bước đổi mới và lợi ích quan trọng của phương thức thẻ điểm cân bằng.

Thông thường việc xác định các mục tiêu, thước đo cho quá trình hoạt động kinh doanh sẽ bộc lộ những quy trình nội bộ hoàn toàn mới mà tổ chức cần phải thực hiện tốt để có thể thực hiện thành công chiến lược của mình.

Mục tiêu học tập và phát triển cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào tái đào tạo nhân viên, công nghệ, hệ thống thông tin trong tổ chức. Những sự đầu tư vào con người, hệ thống và quy trình sẽ tạo ra sự đổi mới và cải thiện lớn lao cho các quá trình kinh doanh nội bộ, khách hàng và các cổ đông.

Quá trình xây dựng thẻ điểm cân bằng làm rõ những mục tiêu chiến lược và xác định những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy những mục tiêu chiến lược đó. Đồng thời, tạo ra sự đồng thuận và tinh thần làm việc nhóm hiệu quả nhất cho đội ngũ nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có động lực rất lớn để đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)