7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
3.1.3 Điều kiện áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần In và
đứng trên thị trường và giữ vững khách hàng, đòi hỏi phải tích cực đổi mới công nghệ, nâng cấp máy móc thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Bên cạnh dó, việc đào tạo một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề có đủ trình độ và kinh nghiệm vận hành máy móc, ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất là một yêu cầu cấp bách hiện nay của doanh nghiệp.
3.1.3 Điều kiện áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định bì Bình Định
Thời gian qua, Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC, nguyên nhân là do nhận thức của Ban lãnh đạo về công cụ này chưa đầy đủ, chưa hiểu được vai trò của BSC đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Công ty Cổ phần In và Bao bì
65 Bình Định cần phải có những đột phá thực sự.
Qua quá trình phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trên góc độ tiếp cận từ các phương diện của mô hình BSC có thể thấy rằng, việc áp dụng BSC tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định là điều cần thiết để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, tuy nhiên để làm được điều đó, công ty cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo: Ban lãnh đạo công ty cần
phải thấy rõ được tính cấp thiết của sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ có lãnh đạo cấp cao nhận thức được điều này thì vẫn chưa đủ để tạo nên sức mạnh, đó mới chỉ là điều kiện cần. Vai trò và sự ủng hộ của đội ngũ quản lý cấp dưới về sự thay đổi cũng rất quan trọng. Đồng quan điểm về tính cấp thiết phải thay đổi, đội ngũ lãnh đạo và quản lý cần có chung một hướng nhìn về bức tranh toàn cảnh trong tương lai của công ty. Khi đó mới thật sự bắt đầu có tiền đề để áp dụng.
Công ty cũng cần có nhiều công cụ truyền thông nội bộ khác nhau để khẳng định cam kết này, đồng thời giúp truyền lửa và tạo nên sự đồng lòng cho tất cả nhân viên bên dưới. Bất kỳ quá trình chuyển đổi nào cũng cần có thời gian và nguồn lực để thực thi. Sự nhất quán và kiên trì trong chỉ đạo của ban lãnh đạo sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công.
Hai là, cần xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể: Ban lãnh đạo và
đội ngũ nhân viên của công ty cần phải hiểu đúng về vai trò của BSC, có sự thống nhất về phương pháp luận, cách thức và lộ trình triển khai thực tế. Khi đó, quá trình truyền thông sẽ được triển khai đồng bộ từ cấp cao nhất tới các nhân viên. Đặc biệt, công ty cần nhận thức rõ BSC thật sự là công cụ xây dựng, thực thi, quản trị, và truyền tải chiến lược trong phạm vi toàn tổ chức.
Ba là, năng lực thực thi nhân sự: Nói đến BSC tức là nói đến chuỗi các
66
bước đạt được tầm nhìn chiến lược của tổ chức. Các hoạt động chính trong sản xuất kinh doanh tại công ty thường do các vị trí quản lý cấp trung như trưởng phòng, phó phòng đảm trách, với sự hỗ trợ điều phối chung của ban chiến lược và chuyển đổi do ban lãnh đạo trực tiếp điều hành.
Chính năng lực thực thi dự án, kỹ năng giải quyết tình huống, tính kỷ luật và sự linh hoạt trong phương thức triển khai, kỹ năng động viên là những yếu tố then chốt mà đội ngũ quản lý cần phải có, để giúp triển khai BSC thành công.
Bốn là, tăng cường đầu tư hệ thống thông tin nội bộ: Với bất kỳ công
cụ quản trị nào thì cũng đều hướng đến mục tiêu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, giúp đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Tuy nhiên, trong công cuộc phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin thì công ty cần có sự đầu tư về công nghệ thông tin như hệ thống thông tin nội bộ, dữ liệu khách hàng, phần mềm quản lý, phần mềm quản trị ứng dụng trong doanh nghiệp.