Bản đồ chiến lược tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 101 - 119)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2.5 Bản đồ chiến lược tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định

Như đã trình bày ở nội dung chương 1 về lập bản đồ chiến lược, các mục tiêu chiến lược của Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định được phân chia theo bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng.

Sơ đồ 3.1: Bản đồ chiến lược Công ty cổ phần In và Bao bì Bình Định

Phát triển bền vững Phương diện học hỏi và phát triển Mục tiêu Phương diện tài chính Tăng trưởng doanh thu Kiểm soát rủi ro tài chính Giảm thiểu chi phí Tối đa hóa lợi nhuận Phương diện khách hàng Thị phần Thu hút KH mới Giữ chân KH cũ Thỏa mãn sự hài lòng KH Nhận diện thương hiệu Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ Giao hàng đúng hạn hợp đồng Tăng chất lượng sản phẩm Tăng cường hậu mãi Giữ quan hệ tốt với KH Nâng cao năng lực nhân viên Nâng cao sự hài lòng nhân viên

Nâng cao năng lực hệ thống

thông tin

Nâng cao năng suất lao động

92

3.3 Quy trình triển khai thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định

Thẻ điểm cân bằng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng thành công trong việc xây dựng, triển khai công cụ này. Quy trình triển khai thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định nên được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá tổng thể

Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định cần đánh giá thực trạng công ty, kết hợp với việc làm rõ, cụ thể hóa tầm nhìn, chiến lược để xác định mục tiêu, thước đo, chiến lược hành động trong ngắn và dài hạn theo 4 phương diện của thẻ điểm cân bằng.

Công ty cần thành lập nhóm chuyên trách chịu trách nhiệm cho việc triển khai và thực hiện vận dụng thẻ điểm cân bằng. Đội ngũ này nên đến từ các phòng ban khác nhau để có thể có sự hiểu biết và tìm được cái nhìn tổng quát, toàn diện về các vấn đề của công ty.

Ban lãnh đạo cao cấp công ty cần tham gia các khóa tư vấn để có kiến thức về BSC và phương pháp xây dựng chiến lược, đánh giá hiệu quả hoạt động theo mô hình BSC. Ban lãnh đạo cần khẳng định cam kết ủng hộ trong việc triển khai vận dụng BSC. Điều này sẽ tạo động lực cho việc thực hiện vận dụng BSC diễn ra thuận lợi. Đồng thời, động viên toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty tham gia tích cực vào công tác chuẩn bị và thực hiện BSC.

Bước 2: Xây dựng bản đồ chiến lược

Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm thống nhất chủ trương, cam kết và hoạch định lộ trình thực hiện chiến lược phát triển cho công ty. Đây là yếu tố tiên quyết để dẫn đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Phương pháp có thể sử dụng như phỏng vấn lãnh đạo các phòng ban và nhân viên, thu thập

93

thông tin từ khách hàng, tổng hợp số liệu từ các báo cáo hàng năm của công ty.

Công ty tiến hành truyền thông và đào tạo cán bộ quản lý chủ chốt, cán bộ quản lý trung gian và các nhân viên còn lại.

Bản đồ chiến lược của công ty được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp các mục tiêu chiến lược vào cấu trúc thẻ điểm cân bằng, thể hiện mối quan hệ nhân quả của 4 phương diện:

- Đối với phương diện tài chính: Tăng trưởng doanh thu, kiểm soát rủi ro tài chính, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.

- Đối với phương diện khách hàng: Thị phần, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng, nâng cao nhận diện thương hiệu.

- Đối với phương diện hoạt động nội bộ: Thời gian giao hàng đúng hạn hợp đồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng cường dịch vụ hậu mãi, tăng cường giữ quan hệ với khách hàng.

- Đối với phương diện học hỏi và phát triển: Nâng cao năng lực nhân viên, nâng cao sự hài lòng của nhân viên, nâng cao năng lực của hệ thống thông tin, nâng cao năng suất lao động.

Nhóm chuyên trách chịu trách nhiệm thu thập, phân tích, xử lý thông tin, số liệu, sau đó tổng hợp để phục vụ cho các bước tiếp theo của quá trình thực hiện.

Bước 3: Xây dựng các thước đo phù hợp

Công ty nên đầu tư phát triển các thang đo phi tài chính bên cạnh các thang đo tài chính. Giá trị của một doanh nghiệp được tạo ra từ khách hàng nên doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các khía cạnh phi tài chính còn lại và xem đó là hướng đầu tư phát triển.

94

lãnh đạo các phòng ban cũng như các chuyên gia để xác định thước đo phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Tác giả cũng đã tự mình xây dựng các thước đo phù hợp với bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng ở mục 3.2, công ty có thể xem xét và tham khảo nếu cần.

Công ty cũng cần xác định quá trình phát triển nội bộ trong dài hạn, từ đó hoàn thiện các khâu về nhân lực, cấu trúc hệ thống và tổ chức cho phù hợp. Xây dựng được hệ thống thước đo phù hợp với tình hình của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, việc này sẽ xác định hướng đi cụ thể cho doanh nghiệp trong dài hạn.

Bước 4: Phân bổ BSC

Khi các mục tiêu chiến lược và thước đo đã được Ban lãnh đạo phê duyệt thì các mục tiêu của bản đồ chiến lược phải được phân tầng, chia sẻ đến các phòng ban và từng cán bộ nhân viên trong công ty.

Các mục tiêu, chiến lược cũng phải được phân bổ, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn đến từng bộ phận liên quan.

Các phòng ban cần có kế hoạch truyền thông rõ ràng, cụ thể đến từng nhân viên để họ hiểu chiến lược phát triển của công ty, có được sự tin tưởng với ban lãnh đạo cũng như nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

Mỗi cán bộ công nhân viên đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu, chiến lược mà công ty đặt ra.

Bước 5: Thực thi và kiểm tra, đánh giá

Đây là bước đi quan trọng nhất, vì là một công cụ còn rất mới mẻ nên trong quá trình thực hiện cần được kiểm tra, đảm bảo tính hợp lý trong đo lường, đánh giá các yếu tố của thẻ điểm cân bằng, đồng thời cân bằng yếu tố chi phí thực hiện với lợi nhuận đạt được để mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

95

có thể theo dõi chính xác, kịp thời và hiệu quả việc triển khai các mục tiêu và thước đo đã xây dựng. Việc này giúp hợp nhất và thông suốt các thông tin riêng lẻ từ các bộ phận và phòng ban, phục vụ công tác điều hành của nhóm chuyên trách và chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.

Việc thực hiện thẻ điểm cân bằng cần được kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Xác định được những điểm làm được, những điểm chưa làm được, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm đạt được chiến lược đề ra.

96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thẻ điểm cân bằng – BSC là một công cụ Kế toán quản trị còn mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn chung còn có một khoảng trống lớn giữa lý thuyết về đo lường khía cạnh khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, phương diện học hỏi và phát triển, đồng thời cũng có khoảng trống lớn về lý thuyết và áp dụng thực tế BSC vào các doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định là một doanh nghiệp có uy tín, có chỗ đứng tên thị trường. Tuy nhiên, để công ty có thể phát triển bền vững thì việc vận dụng công cụ quản trị mới như thẻ điểm cân bằng là cần thiết.

Ở chương 3, luận văn đã khái quát tầm nhìn, chiến lược của Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định. Từ đó, vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động của công ty thông qua việc xây dựng mục tiêu và thước đo ở 4 phương diện của BSC. Các thước đo này không cố định, việc áp dụng có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế và từng giai đoạn phát triển của công ty.

97

KẾT LUẬN CHUNG

Thẻ điểm cân bằng-BSC- từ khi được nghiên cứu và triển khai áp dụng đã trở thành một công cụ quản trị chiến lược hữu hiệu, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhiều doanh nghiệp. Thống qua bốn phương diện của mình, thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống đo lường đánh giá thành quả hoạt động bằng những thước đo cụ thể. Cùng với mối quan hệ nhân quả, các thước đo của BSC luôn có sự liên hệ, gắn kết chặt chẽ và cùng hướng tới việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Mỗi doanh nghiệp có loại hình kinh doanh, ngành nghề, cách thức hoạt động khác nhau nên việc vận dụng thẻ điểm cân bằng sẽ không giống nhau. Nhưng có một điểm chung để việc vận dụng BSC có thể đạt được thành công đó là quyết tâm theo đuổi mục tiêu của lãnh đạo và sự đồng lòng hợp tác của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty.

Qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về thẻ điểm cân bằng ở chương 1 và tìm hiểu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động chương 2, luận văn cũng đã vận dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động của tại Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định ở chương 3. Hy vọng luận văn sẽ có ích cho công tác quản lý cảu doanh nghiệp.

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cuốn sách “Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC)- Nội dung

cơ bản và hướng dẫn áp dụng” là sản phẩm của Chương trình quốc

gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. NXB Hồng Đức.

[2]. Bài viết "Vận dụng thẻ điểm cân bằng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản

trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)", được đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp. Hồ Chí

Minh – Số 50 (5) 2016.

[3]. Luận án "Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động

trong các doanh nghiệp May Việt Nam", Luận án Tiến sĩ của Tác giả

Vũ Thuỳ Dương, Người hướng dẫn khoa học: PGS. Ts Nguyễn Ngọc Quang, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[4]. "Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam" của tác giả. Đặng Thị Hương - Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 94-104 94.

[5]. Luận văn " Vận dụng Bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Bưu chính viễn thông Bình Định - Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam " của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hiền, luận văn

Thạc sĩ kế toán Trường Đại học Quy Nhơn.

[6]. Luận văn “ Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt

động tại công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Nai” của tác giả Phan Thị

PL-1

PHỤ LỤC 01

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ BÌNH ĐỊNH NĂM 2018

Chỉ tiêu Năm 2018

(VND)

Năm 2017 (VND)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 116.889.308.153 113.601.057.421 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 120.000 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp

dịch vụ

116.889.308.153 113.601.057.421 4. Giá vốn hàng bán 96.498.552.163 93.283260.380 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp DV 20.390.755.990 20.317.677.061 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5.795.765 6.635.859 7. Chi phí tài chính

Trong đó, chi phí lãi vay

1.344.921.704 1.344.921.704

1.134.267.195 1.134.267.195 8. Chi phí bán hàng 6.713.496.533 6.607.116.584 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.810.222.977 4.313.015.807 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.527.910.541 8.269.913.334 11. Thu nhập khác 13.636.364 191.415.351

12. Chi phí khác 10.000.000 20.097.000

13. Lợi nhuận khác 3.636.364 171.318.351 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.531.546.905 8.441.231.685 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.708.309.381 1.689.270.337

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.823.237.524 6.751.961.348 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.358 3.323 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 3.358 3.323

PL-2

PHỤ LỤC 02

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ BÌNH ĐỊNH NĂM 2017

Chỉ tiêu Năm 2017

(VND)

Năm 2016 (VND)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 113.601.057.421 114.312.718.041 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 120.000 - 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp DV 113.601.057.421 114.312.718.041 4. Giá vốn hàng bán 93.283260.380 94.006.222.421 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp DV 20.317.677.061 20.306.495.620 6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.635.859 15.740.187 7. Chi phí tài chính

Trong đó, chi phí lãi vay

1.134.267.195 1.134.267.195

1.835.903.516 1.644.068.243 8. Chi phí bán hàng 6.607.116.584 5.881.609.408 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.313.015.807 4.204.235.214 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.269.913.334 8.400.487.669 11. Thu nhập khác 191.415.351 24.224.856 12. Chi phí khác 20.097.000 84.818.844 13. Lợi nhuận khác 171.318.351 (60.593.988) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.441.231.685 8.339.893.691 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.689.270.337 1.667.971.093

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.751.961.348 6.661.922.588 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.323 3.203 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 3.323 3.203

PL-3

PHỤ LỤC 03:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÓM TẮT NĂM 2018

TÀI SẢN Số cuối năm

(VND) ( 31/12/2017) Số cuối năm (VND) ( 31/12/2018) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 43.128.492.021 50.432.240.229 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 2.935.558.890 4.051.873.723 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 22.934.680.770 26.162.169.660

III.Hàng tồn kho 17.201.585.694 20.143.196.846

IV.Tài sản ngắn hạn khác 56.666.667 75.000.000

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 19.958.373.825 21.318.977.148 I.Các khỏan phải thu dài hạn

II.Tài sản cố định 1.Tài sản cố định hữu hình 17.574.607.253 17.379.199.784 20.245.353.388 20.094.189.119 -Nguyên giá 66.200.402.702 75.004.362.735

-Giá trị hao mòn lũy kế (48.821.202.918 )

(54.910.173.616 ) 2.Tài sản cố định vô hình 195.407.469 151.164.269 III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1.Tài sản dở dang dài hạn 639.269.785 655.342.095 1.Đầu tư tài chính dài hạn 2.000.000.000 2.000.000.000 2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài

hạn

(2.000.000.000) (2.000.000.000)

IV.Tài sản dài hạn khác 1.744.496.787 418.281.665 -Chi phí trả trước dài hạn 1.744.496.787 418.281.665 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 63.086.865.846 71.751.217.377 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 29.092.341.743 35.309.979.503 I.Nợ ngắn hạn 25.933.341.743 29.205.979.503 II.Nợ dài hạn 3.159.000.000 6.104.000.000 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 33.994.524.103 36.441.237.874 I.Vốn chủ sở hữu 33.994.524.103 36.441.237.874

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

PL-4

PHỤ LỤC 04

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÓM TẮT NĂM 2017

TÀI SẢN Số cuối năm

(VND) ( 31/12/2016) Số cuối năm (VND) ( 31/12/2017) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 38.981.519.735 43.128.492.021 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 3.723.084.436 2.935.558.890 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 19.272.995.206 22.934.680.770 III.Hàng tồn kho 15.913.440.093 17.201.585.694 IV.Tài sản ngắn hạn khác 72.000.000 56.666.667 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 24.250.311.101 19.958.373.825 I.Các khỏan phải thu dài hạn

II.Tài sản cố định 1.Tài sản cố định hữu hình 23.556.811.101 23.556.811.101 17.574.607.253 17.379.199.784 -Nguyên giá 66.343.391.753 66.200.402.702

-Giá trị hao mòn lũy kế (42.786.580.652) (48.821.202.918)

2.Tài sản cố định vô hình - 195.407.469

III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1.Đầu tư dài hạn khác 2.000.000.000 2.000.000.000 2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

dài hạn

(2.000.000.000) (2.000.000.000)

IV.Tài sản dài hạn khác 693.500.000 1.744.496.787 -Chi phí trả trước dài hạn 693.500.000 1.744.496.787 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 63.231.830.836 63.086.865.846 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 35.218.071.947 29.092.341.743 I.Nợ ngắn hạn 30.268.071.947 25.933.341.743 II.Nợ dài hạn 4.950.000.000 3.159.000.000 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.013.758.889 33.994.524.103 I.Vốn chủ sở hữu 28.013.758.889 33.994.524.103

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

PL-5

PHỤ LỤC 05

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 101 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)