Phương diện học hỏi và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 69 - 72)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.3.4 Phương diện học hỏi và phát triển

a. Ưu điểm

Tuân thủ phương châm lấy nguồn nhân lực làm yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách và môi trường làm việc phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc, sáng tạo, cống hiến của mình. Thực hiện các chương trình thu hút nhân tài đi kèm với chính sách đãi ngộ; kết hợp với hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có.Nhờ có sự quan tâm, khen thưởng nhất định đã tạo được sự gắn kết nhất định trong đội ngũ công nhân viên của công ty.

Công ty cũng đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, trang web riêng của công ty. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin vẫn cần nâng cấp để hoạt động hiệu quả và thường xuyên hơn nữa, giúp các đối tượng khác nhau như cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp ngoài công ty và cả các đối

60

tượng trong công ty như nhân viên có cơ hội tiếp cận kịp thời, hiệu quả thông tin khi cần thiết.

b. Nhược điểm

Công ty chưa xây dựng mục tiêu và thước đo trong yếu tố đào tạo và phát triển gắn với chiến lược phát triển của công ty, chưa quan tâm đến việc đào tạo trình độ, kỹ năng cần thiết cho nhân viên trong việc quảng cáo, marketing, khai thác thị trường.

Công ty cũng chưa có các tiêu chí đánh giá phương diện học hỏi và phát triển theo thẻ điểm cân bằng BSC, các đánh giá về nhân lực chỉ là theo quyết định cảm quan của lãnh đạo, khá sơ sài, chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm thường xuyên của mọi doanh nghiệp. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc đánh giá này. Để mọi vấn đề của doanh nghiệp có thể được ngăn ngừa hoặc loại bỏ ngay sau khi chúng vừa xuất hiện, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu kịp thời và đáng tin cậy cho phép đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh các phương pháp truyền thống thì việc vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Phương pháp này cho phép cải thiện đáng kể chất lượng quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là công ty sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng như Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định.

61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kể từ khi thành lập vào năm 1999 đến nay, Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định đã không ngừng phát triển, lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp hạng II. Đó là nhờ sự chung tay, đồng lòng vì mục tiêu chung của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty.

Nội dung chương 2 đã khái quát thực trạng đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định. Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo kiểm soát và báo cảo nội bộ khác để đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động của công ty theo từng niên độ kế toán.

Với những ưu điểm mà thẻ điểm cân bằng mang lại như đã đề cập ở chương 1 và những hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng cách thức truyền thống trong đánh giá hiệu quả hoạt động đã nói đến ở chương 2. Việc Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định nên tiếp cận sớm với thẻ điểm cân bằng để tận dụng ưu điểm của phương pháp này là cần thiết.

62

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần in và bao bì bình định (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)