7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2.1. Phương diện tài chính
Mục tiêu là hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đề ra. Thước đo để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định vẫn còn chú trọng vào các chỉ số tài chính truyền thống.
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ Sổ Nhật ký chung Sổ thẻ kế
toán chi tiết
Sổ cái
48
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2017/2016 2018 2017 2016 Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu bán hàng, cung cấp DV 116,889 113,601 114,312 3,288 2,89 (0,711) (0,62) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8,532 8,441 8,340 0,091 1,08 0,101 1,21 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,708 1,689 1,678 0,019 1,12 0,011 0,66 17. Lợi nhuận sau
thuế TNDN 6,823 6,752 6,662 0,071 1,05 0,09 1,35
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định 2016-2018)
Bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định. Năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 114,312 tỷ đồng. Năm 2017 giảm còn 113,601 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 0,711 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 0,62%. Công ty cổ phần In và Bao bì Bình Định bước vào thực hiện kế hoạch năm 2017 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai hạn hán, bão lụt xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp… Giá xăng dầu, điện, chi phí vận chuyển, và một số chi phí khác tăng hơn năm 2016. Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… tăng do Nhà nước có sự điều chỉnh về chính sách tiền lương, bảo hiểm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của HĐQT, Ban lãnh đạo và toàn thể người lao động cùng với sự quan tâm, hỗ trợ, hợp tác của nhà đầu tư, khách hàng, Ban lãnh
49
đạo Công ty Dược-TTBYT Bình Định và các công ty thành viên trong hệ thống BIDIPHAR đã tạo điều kiện cho Công ty vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2017.
Năm 2018, doanh thu của công ty có dấu hiệu hồi phục, đạt 116,889 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,288 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,89% so với năm 2017. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu là gần 3% so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân do sản lượng bao bì caron năm 2018 sản xuất đạt 7,6 triệu m2 tăng so với năm 2017 là 7%, sản lượng in offset năm 2018 sản xuất 115 triệu đơn vị sản phẩm giảm so với năm 2017 là 7%. Tuy nhiên, do giá cả 1m2 thùng carton cao hơn giá 1 đơn vị sản phẩm in nên doanh thu tăng so với năm 2017 nhưng không đạt kế hoạch đề ra.
Mức tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tuy không cao nhưng ổn định qua từng năm, đồng thời đóng góp nguồn thu đều đặn hằng năm cho ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2017 công ty nộp chi phí thuế TNDN hiện hành 1,689 tỷ đồng, tương đương tăng 0,66% so với năm 2016, năm 2018 chi phí thuế TNDN hiện hành là 1,708 tỷ đồng, tương đương tăng 1,12% so với năm 2017.
Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 8,532 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận
từ hoạt động SXKD là 8,527 tỷ), đạt 101% so với năm 2017 và đạt 99% kế
hoạch năm. Nguyên nhân do:
- Giá giấy in và bao bì carton (nguyên liệu chính) trong năm biến động tăng từ 10-15% nên chi phí nguyên vật liệu tăng.
- Lãi suất vay ngân hàng tương đối ổn định, chi phí trả lãi vay thấp. - Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế thấp nhất sản phẩm hỏng và hao hụt trong sản xuất…
50
với công nghệ tiên tiến nên năng suất sản phẩm tăng, sản phẩm hỏng và hao hụt ngày càng giảm thấp.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu khả năng thanh toán 2016 – 2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 2. Hệ số thanh toán nhanh
Lần Lần 1,29 0,76 1,62 0,97 1,73 1,04
( Nguồn: Báo cáo kiểm soát Công ty BIPRICA 2016-2018)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi...), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.
Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản lương chưa trả.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty càng lớn. Năm 2016, hệ số này là 1,29, năm 2017 là 1,62, đến năm 2018 tăng lên 1,73. Nhìn vào hệ số này có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty ngày càng được cải thiện, đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính khả quan của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền ( trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
51
Năm 2016, hệ số thanh toán nhanh là 0,76 < 1, điều này cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngay nếu có yêu cầu. Năm 2017, hệ số này đạt mức 0,97 < 1, có cải thiện nhưng vẫn chưa ở mức kỳ vọng. Đến năm 2018, hệ số này đã cao hơn 1, đạt mức 1,04, được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.
Bảng 2.4: Chỉ tiêu về cơ cấu vốn 2016 - 2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 - Hệ số nợ/ Tổng tài sản - Hệ số nợ/ Vốn chủ sỏ hữu Lần Lần 0,56 1,25 0,46 0,86 0,49 0,97
( Nguồn: Báo cáo kiểm soát Công ty BIPRICA 2016-2018)
Hệ số nợ trên tổng tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Ở năm 2016, hệ số này của công ty đạt 0,56, đến năm 2017 giảm xuống mức 0,46 và năm 2018 là 0,49. Hệ số này thông thường nên ở mức 0,6 là tối ưu nhất, nhưng ở đây công ty lại thấp hơn mức 0,6. Tỷ số này chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, khả năng tự chủ tài chính cao, song điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay một cách hiệu quả.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Năm 2016, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,25 > 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ nhiều bởi các khoản nợ. Năm 2017, hệ số này là 0,86 < 1 và năm 2018 hệ số này là 0,97 < 1, điều này cho thấy công ty đã có cố gắng cải thiện tình hình tài chính khi đưa mức nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
52
Bảng 2.5: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 2016 - 2018
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /DTT (ROS) - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH (ROE) - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
% % % Đồng 58,3% 23,8% 10,5% 3.256 59,4% 19,8% 10,7% 3.323 58% 19% 9,6% 3.358
( Nguồn: Báo cáo kiểm soát Công ty BIPRICA 2016-2018)
Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Đây là tiêu chí rất quan trọng để Buffett lựa chọn công ty, ông muốn công ty có ROE >= 15%. Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil thì ROE của doanh nghiệp cũng phải tối thiểu 15%. Đối với công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định thì tỷ số ROE năm 2016 là 23,8%, năm 2017 là 19,8%, năm 2018 là 19%. Đây là một dấu hiệu cho thấy kết quả kinh doanh của công ty đạt được là khả quan.
Theo chuẩn quốc tế: Khi ROA > 7.5%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Công ty BIPRICA năm 2016 có ROA là 10,5%, năm 2017 là 10,7%, năm 2018 là 9,6%. Mặc dù năm 2018, ROA có sụt giảm nhưng k đáng kể, công ty vẫn đang kiểm soát việc sử dụng tài sản của mình.
Năm 2016, tỷ số ROS đạt 58,3%, năm 2017 là 59,4%, năm 2018 là 58%, đây là một mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đáng mơ ước, cùng với đó là việc tỷ số này luôn duy trì mức ổn định trong 3 năm liên tiếp, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang rất tốt.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 2016 - 2018
CHỈ TIÊU ĐVT 2016 2017 2018
1. Vòng quay hàng tồn kho
( Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân)
Lần 5,32 5,63 5,16 2. Doanh thu thuần/Tổng tài sản
(Vòng quay tổng tài sản)
Lần 1,80 1,80 1,62
53
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Năm 2016, hệ số này là 5,32 lần, năm 2017 hệ số này có sự cải thiện ở mứcc 5,63 lần. Nhưng đến năm 2018 lại sụt giảm còn 5,16 lần. Điều này cho thấy, công ty đã gặp phải khó khăn cho việc tìm ta giải pháp tối ưu cho công tác quản lý hàng tồn kho.
Hệ số vòng quay tổng tài sản giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2016, 2017, hệ số này là 1,8 lần, nhưng đến năm 2018 lại sụt giảm còn 1,62 lần. Điều này có lẽ xuất phát từ việc hệ số vòng quay hàng tồn kho sụt giảm trong năm 2018.