3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.2.1. Thực trạng, nguyên nhân và những hạn chế về manh mún ruộng đất
Ruộng đất manh mún trong nông nghiệp cần được hiểu trên hai khía cạnh về phân mảnh đất quy mô chung và phân mảnh đất cấp hộ. Phân mảnh đất quy mô chung là phân mảnh ở cấp vùng khi mật độ dân số quá cao, đất canh tác nông nghiệp của một vùng bị chia nhỏ cho rất nhiều hộ nông dân khác nhau. sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác; Phân mảnh đất của hộ gia đình là sự manh mún về mặt ô thửa trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ của các mảnh ruộng đất canh tác nông nghiệp của một hộ bị chia làm nhiều mảnh khác nhau [17].
Cả hai khía cạnh về phân mảnh đất này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, có tác động rất xấu lên năng suất và tăng trưởng nông nghiệp, nó cản trở việc áp dụng các phương tiện cơ giới như máy cày hay máy gặt, đồng thời làm giảm khả năng phát triển các loại cây trồng mà chỉ mang lại lợi nhuận ở quy mô lớn nhất định. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng nhu cầu về lao động do những hạn chế về cơ giới hóa cũng như đòi hỏi thời gian di chuyển giữa các mảnh đất và thời gian đắp bờ phân cách giữa các thửa. khả năng đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là khả năng cơ giới hóa và thuỷ lợi hóa trong nông nghiệp kém hiệu quả, làm cản trở quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì thế người ta luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này.
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới và cả ở nhiều thời kỳ lịch sử phát triển với những nguyên nhân rất đa dạng như: đặc điểm về mặt phân bố địa lí, sức ép gia tăng dân số,... nhưng cũng có thể có nguyên nhân về mặt xã hội như: tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc diểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội, hoặc sự quản lí lỏng lẻo kém hiệu quả cuả công tác địa chính.Tình trạng manh mún ruộng đất là một trong những nhược điểm của nền nông nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Vì vậy, muốn giải quyết hiệu quả tình trạng này đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể về các nguyên nhân của vấn đề này.
Qua số liệu ở bảng 1.1 cho thấy ở nước ta tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất, trung bình một hộ nông dân có khoảng 0,25 - 0,50 héc ta đất nông nghiệp, bình quân khoảng 7 - 8 thửa đất/hộ. Khu vực có mức độ manh mún nhiều nhất là trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và khu IV cũ [17].
Bảng 1.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
S T T
Vùng sinh thái
Tổng số thửa/hộ Diện tích bình quân/thửa
(m2)
Trung bình Cá biệt Đất lúa Đất rau màu
1 Trung du miền núi Bắc Bộ 10 – 20 25 150 - 300 100 - 150 2 Đồng bằng Sông Hồng 7 – 10 25 300 - 400 100 - 150 3 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7 – 10 30 300 - 500 200 - 300 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 5 – 10 30 300 - 1000 200 - 1000 5 Tây Nguyên 5 25 200 - 500 1000 - 5000 6 Đông Nam Bộ 4 – 5 15 1000 - 3000 1000 - 5000 7 Đồng bằng sông Cửu Long 3 10 3000 - 5000 500 - 1000
Tình trạng manh mún ruộng đất do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một trong các yếu tố chính gây ra tình trạng manh mún đất đai là các chính sách phân phối đất đai trong thời kỳ cải cách ruộng đất, khi nhà nước muốn phân phối đất một cách công bằng. Cũng không thể không nhắc đến áp lực của tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng; Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi tách hộ ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ, là cơ sở tạo nên sự manh mún trong sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất hàng hóa khi nền kinh tế ngày càng phát triển [40];
Sự phức tạp của địa hình, nhất là vùng trung du, đồi núi. Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương đều có 3 dạng địa hình: đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất [39];
Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ lẽ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là thay đổi liên quan đến ruộng đất;
Phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã tác động không nhỏ làm gia tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia
ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới thể hiện tính công bằng; Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau là khác nhau và hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều cho các hộ; Có những chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua,...do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng;
Tình trạng manh mún ruộng đất đã gây không ít khó khăn cho người nông dân và các nhà lãnh đạo quản lý. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dồn điền đổi thửa và đã chỉ ra những tác động tiêu cực của sự manh mún ruộng đất, có thể khái quát lại như sau: Hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, không giảm được chi phí lao động đầu vào; thửa ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít khi nghĩ đến việc đầu tư tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất vì đầu tư tiến bộ kỹ thuật có thể tăng năng suất nhưng trên diện tích quá nhỏ thì sản lượng tăng không đáng kể; thửa ruộng đã nhỏ, lại phân tán làm tăng rất nhiều công thăm đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, do đó hạn chế đến việc thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa; quy mô ruộng đất nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh giá nông sản luôn có sự biến động bất ổn định; nhiều thửa ruộng dẫn tới lãng phí đất canh tác do phải làm nhiều bờ ngăn, vì phải giảm diện tích đất canh tác để đắp bờ vùng, bờ thửa. gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hạn chế việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn quyền sử dụng đất), vì vậy cản trở quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.