3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4. TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ
tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.3. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trước và sau dồn đền đổi thửa tại xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.4. Tác động và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau dồn đền đổi thửa tại xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. thửa tại xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. thửa tại xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
2.3.5. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa đến nông nghiệp, nông thôn tại xã Tịnh Trà và một số giải pháp nhằm nâng cao nông nghiệp, nông thôn tại xã Tịnh Trà và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập và phân tích, xử lý số liệu * Điều tra thu thập: * Điều tra thu thập:
Số liệu thứ cấp: Các văn bản pháp luật, chính sách, thông tư… của Trung ương, của tỉnh Quảng Ngãi, của huyện Sơn Tịnh liên quan tới vấn đề dồn điền đổi thửa; Số liệu từ các báo cáo, số liệu thống kê,…trên địa bàn xã Tịnh Trà liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề dồn điền đổi thửa.
Số liệu sơ cấp: Là các thông tin chưa được công bố chính thức trong từng nông hộ, nó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan. Phương pháp để thu thập được các thông tin trên là phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của nông hộ.
* Phân tích và xử lý số liệu:
Xử lý các thông tin, số liệu thứ cấp: Sau khi thu thập, toàn bộ thông tin, số liệu(số liệu thống kê hằng năm hoặc kiểm kê 5 năm và số liệu theo phương án dồn điền đổi thửa đã được cấp có thẩm quyền phê duyêt...) được kiểm tra ở 3 khía cạnh: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Sau đó xử lý tính toán phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó và rút ra kết luận cần thiết.
Xử lý các thông tin, số liệu sơ cấp: Toàn bộ thông tin số liệu được tiến hành xử lý và dùng chương trình phần mềm Excel là công cụ chủ yếu để tính toán, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu dựa vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục đích nghiên cứu đề ra. Quá trình xử lý thông tin, số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo để đánh giá phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp so sánh
Thông qua các chỉ tiêu, hệ thống bảng biểu số liệu thống kê, đồ thị… tại thời điểm trước và sau khi thực hiện “dồn đổi ruộng đất” để so sánh, đánh giá hiệu quả đạt được và rút ra kết luận cần thiết.
2.4.3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
2.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế- xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan hiếm thì việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất.
Để đánh giá hiệu quả tính kinh tế trên 1 hécta đất sản xuất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất trên ruộng đất xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnhqua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu sau:
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ hoặc một năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh lượng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích [39].
GO = ∑ QiPi
Trong đó: + Qi: Là sản lượng của sản phẩm thứ i được tạo ra + Pi: Là giá của đơn vị sản phẩm thứ i
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, vận chuyển,...Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư chi phí trên một đơn vị diện tích gieo trồng [39].
IC = ∑ Cj, trong đó Cj là khoản chi phí thứ j Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) ; là giá trị sản phẩm xã hội được tạo thêm trong một kỳ sản xuất đó. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo ra trên một đơn vị diện tích [39].
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp (thu nhập thực tế: MI): Là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình cùng tiền lãi thu được của việc sử dụng đất [39].
MI = VA - KHTS - Thuế - Thuê lao động
Giá trị ngày công lao động = Thu nhập hỗn hợpSố công lao động
Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ và VA/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (tương đối) được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
2.4.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính;
Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như: mức độ chấp nhận của người dân; thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người nông dân; đảm bảo an ninh lương thực và gia tăng lợi ích của người nông dân; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm; đáp ứng mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ
Đây là phương pháp dùng các loại bản đồ để phân tích các số liệu thu được trước và sau khi dồn điền đổi thửa.
Sử dụng phần mềm Microstation để số hóa, biên tập biểu đồ, bản đồ; sử dụng một số ảnh để minh họa;
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí
Xã Tịnh Trà nằm ở phía Tây Bắc huyện Sơn Tịnh, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 20 km. Có giới cận như sau:
. Phía Bắc: giáp các xã Bình Mỹ và Bình Chương, huyện Bình Sơn. . Phía Nam: giáp xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh.
. Phía Đông: giáp xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh. . Phía Tây: giáp xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh.
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.
Xã Tịnh Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với những đặc trưng chủ yếu như sau:
- Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. - Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 250C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình 290 C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình 220C.
- Chế độ mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.500 mm. + Số ngày mưa trung bình năm: 120-140 ngày.
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa thường tập trung vào các tháng 10 và 11 (chiếm 75% lượng mưa cả năm).
- Chế độ ẩm, lượng bốc hơi:
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 82%. + Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.220 mm.
- Chế độ gió:
Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7; gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào tháng 11, 12 và 01, 02 hàng năm.
Tốc độ gió trung bình 2,8 m/giây.
- Bão:
Trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp gây mưa to và gió mạnh từ cấp 7 trở lên, gây ra lũ lụt làm thiệt hại đến sản xuất. Hàng năm còn có nhiều đợt áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn.
- Nắng:
Tổng số giờ nắng khoảng từ 2.000 ÷ 2.200giờ/năm. Số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5, 6 đạt bình quân 8,2 giờ/ngày, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, bình quân đạt 2,9 giờ/ngày.
* Đánh giá chung: Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vùng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của xã; nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, số giờ nắng nhiều nên thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Tuy nhiên, vào mùa Đông thường xảy ra lũ lụt, gió bão và các đợt không khí lạnh là những yếu tố bất lợi cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là lũ lụt hàng năm thường gây thiệt hại cho sản xuất.
3.1.1.3. Địa hình, đất đai:
Tịnh Trà là xã thuộc vùng trung du nằm phía Tây Bắc huyện Sơn Tịnh, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Đông Bắc. Vùng đồng ruộng bằng phẳng có độ dốc bình quân từ 3-50 chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, vùng gò và đồi thấp có độ dốc bình quân từ 8-100 chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên toàn xã. Toàn bộ nước ở các khu vực trong xã đổ về hai con suối La Gong và Trà Bơi sau đó đổ về sông Trà Bồng.
Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi thuộc hệ thống phân loại của FAO- UNESCO thì trên địa bàn xã Tịnh Trà có các nhóm đất chính như sau:
- Đất xám feralit đá lẫn nông (Epi Lithi Ferralic Acrisols – Acfa-l1): phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Đông và phía Tây của xã, có diện tích khoảng 606 ha, chiếm 28,6%.
- Đất phù sa đốm rỉ glây nông (Epi Gleyi Cambic Fluvisols – FLc-g1): phân bố rộng rãi trong toàn xã, có diện tích khoảng 1.180,19 ha, chiếm 55,6%.
- Đất xám bạc màu cơ giới nặng (Silti Haplic Acrisols – Ach-s): phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Nam của xã, có diện tích khoảng 121 ha, chiếm 5,7%.
- Đất phù sa đốm rỉ cơ giới nhẹ (Areni Cambic Fluvisols – FLc-a): phân bố ở gần trung tâm xã, dọc suối Trà Bơi, có diện tích khoảng 94 ha, chiếm 4,4%.
- Đất xám có tầng loang lổ glây nông (Epi Gleyi Plinthic Acrisols–Acp-g1): chiếm diện tích khoảng 95 ha, chiếm 4,4% phân bố ở phía Đông Nam của xã.
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá điển hình (Hapli Cambic Luvisols – LPd-h): chiếm diện tích khoảng 26 ha, phân bố ở phía Đông Bắc của xã.
Nhìn chung các loại đất trên địa bàn xã thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên *Tài nguyên đất: *Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.153,49 ha, trong đó diện tích đất đã được đưa vào sử dụng là 2.045,57 ha, chiếm 96,39%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 62,18 ha, chiếm 2,93%; đất chưa khai thác sử dụng là 14,44 ha, chiếm 0,68%.
Diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 1.776,07 ha, chiếm 83,69%; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.080,07 ha, đất lâm nghiệp 696 ha.
Nhìn chung chất lượng đất trên địa bàn xã tương đối tốt nhưng hiện tại hiệu quả khai thác sử dụng đất chưa cao.
*Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất chủ yếu lấy từ hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham, hồ Sơn Rái, đập Hố Vàng và một số suối nhỏ. Tổng diện tích mặt nước là 62,18ha, chiếm 2,93% diện tích tự nhiên toàn xã, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Nước ngầm: Có trữ lượng tương đối lớn, mực nước nông, có độ sâu trung bình từ 8 - 10m, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng. Hiện nay hầu hết người dân trên địa bàn xã khai thác nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên một số khu vực nguồn nước bị nhiễm phèn.
* Khoáng sản:
Trên địa bàn xã có mỏ khai thác đá phục vụ nhu cầu xây dựng công trình tại núi Cà Ty với diện tích 2,0 ha và vùng khai thác đất tại núi Đá Chồng có quy mô diện tích là 2,0 ha, trữ lượng tiềm năng có thể khai thác khoảng 100.000 m3/năm.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, lao động
- Dân số:
Tổng số dân toàn xã là 5.460 người với 1.336 hộ được phân bố ở 4 thôn như sau:
Bảng 3.1. Dân số năm 2012 phân bố theo thôn
STT Tên thôn Dân số năm 2012
Số dân (người) Số hộ (hộ) 1 Trà Bình 2.153 534 2 Khánh Mỹ 1.044 260 3 Phú Thành 978 235 4 Thạch Nội 1.285 307 Tổng cộng 5.460 1.336 (Nguồn: UBND xã Tịnh Trà)
- Mật độ dân số trung bình: 258 người/km2. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình: 1,01% /năm. - Dân tộc: 100% dân số trong xã là dân tộc Kinh. - Lao động:
Theo số liệu của Ban dân số xã, số lao động trên địa bàn xã như sau: - Số lao động trong độ tuổi: 3.106 người, chiếm 56,9% dân số toàn xã. - Cơ cấu lao động theo lĩnh vực sản xuất như sau:
68% 12%
20%
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - TTCN Thương mại - Dịch vụ
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo: chiếm khoảng 18% (559/3.106 người), trong đó số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 85%.
Như vậy, lao động của xã trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (68%), lao động chưa qua đào tạo còn chiếm khoảng 82%. Đây cũng là một trở ngại trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã.
- Thu nhập: thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 8 triệu đồng/ người/năm.
- Tổng số hộ nghèo toàn xã năm 2012 là 209/1.336 hộ, chiếm tỷ lệ 15,6%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn:
Theo Báo cáo của UBND xã năm 2012, cơ cấu kinh tế của xã như sau: - Ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60,51%.
- Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 19,19%. - Ngành Thương mại – dịch vụ chiếm 20,30%.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp (giá so sánh 2010) của xã năm 2006 là 39.208 triệu đồng, đến năm 2012 là 46.727 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 3,0%/năm, trong đó:
+ Nông nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 2,8%/năm. + Lâm nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 5,6%/năm. + Ngư nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 4,3%/năm. - Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006-2012 có sự chuyển dịch theo xu thế giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, tỷ trọng ngành ngư nghiệp không thay đổi. Cụ thể, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 từ 94% giảm xuống còn 93,2% vào năm 2012; cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp năm 2006 từ 5,5% tăng lên 6,3% vào năm 2012; cơ cấu giá