3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau khi đồn điền đổi thửa tại Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh
Dồn điền đổi thửa không phải là 1 tiêu chí trong xây dựng NTM, nhưng dồn điền đổi thửa là điều kiện cần và đủ cho các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như giao thông, thủy lợi nội đồng… Mặt khác, giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất;
Qua kết quả DĐĐT và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Minh như đã phân tích ở trên, trong thời gian đến để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất sau khi DĐĐT và tạo điều kiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn xã Tịnh Trà, thì địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
* Về cơ chế hỗ trợ:
Có cơ chế nâng mức hỗ trợ đầu tư đối với các dự án xây dựng hạ tầng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa, trên tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm đó là:
Hỗ trợ 100% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng; Nhà nước cấp 80% và nhân dân đóng góp 20%;
Hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kỹ thuật quy định của Nhà nước) khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Trong đó ngân sách cấp Tỉnh hỗ trợ 50%; ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã hỗ trợ 20%;
Hỗ trợ Ban chỉ đạo cấp xã, thôn kinh phí hoạt động, tổ chức hội họp tuyên truyền. Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/ha/năm. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã;
Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo định mức quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cấp từ nguồn khai thác quỹ đất.
* Về cơ chế ưu đãi đầu tư:
Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư 11/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT, ngày 01/3/2012 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT -
Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020;
Được hỗ trợ 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 70% giá trị đầu tư của dự án;
Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau khi các cơ sở hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và huyện.
* Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở: sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản
Cơ sở sơ chế rau, củ, quả;
Cơ sở bảo quản giống, bảo quản các nông sản; Cơ sở sơ chế trứng gia cầm.
Nội dung và mức hỗ trợ:
Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Được hỗ trợ 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 70% giá trị đầu tư của dự án.
Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ sau khi các cơ sở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện.
* Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp bao gồm: máy làm đất; máy gieo cấy; máy gặt đập liên hợp; máy sấy hạt; máy phun thuốc có động cơ; hệ thống tưới tiết kiệm; máy phát điện chạy bằng khí sinh học; máy thái cỏ được Nhà nước hỗ trợ như sau:
Được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn, thời hạn tối đa là 3 năm, mức vay được hỗ trợ tối đa 100% giá trị sản phẩm.
Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hợp đồng tín dụng vay vốn của các Ngân hàng Thương mại được UBND cấp xã xác nhận và UBND cấp huyện phê duyệt, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách huyện.
* Khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm
Các thôn, xóm, bản làng, khu dân cư nông thôn khi thực hiện việc kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới. Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hỗ trợ sau đầu tư, ngân sách các cấp hỗ trợ thông qua ngân sách xã để tổ chức thực hiện. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện 50%, xã 30% và nhân dân 20%.
* Khuyến khích xây dựng cánh đồng mẫu và cấp đổi GCNQSD đất Đối với xây dựng cánh đồng mẫu:
Hỗ trợ chi phí xây dựng cánh đồng mẫu, tùy theo quy mô mà có mức hỗ trợ kinh phí cho phù hợp về các khâu công việc như: cơ giới hóa khâu làm đất, khâu thu hoạch, xây dựng hạ tầng khu vực sản xuất (bao gồm: hệ thống đường giao thông và kênh mương nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất).
Về điều kiện hỗ trợ:
Trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tập trung phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Diện tích thực hiện dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo tối thiểu 10 ha; Sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa bình quân diện tích mỗi thửa ruộng phải đạt từ 700 m2 trở lên và mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 3 thửa;
Có sự liên kết giữa các hộ nông dân do đại diện hộ dân hoặc thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác ký kết hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện một trong các nội dung sau: cung ứng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tiêu thụ sản phẩm;
Có kế hoạch sản xuất của cánh đồng mẫu đảm bảo sản xuất tối thiểu trong hai năm (4 vụ sản xuất) được Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt;
Nông dân tự nguyện tham gia bằng việc cam kết thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật do cơ quan chuyên môn ban hành; đầu tư cho sản xuất đảm bảo đủ, đúng định mức quy trình sản xuất quy định; thực hiện đúng các cam kết đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp hoặc tổ chức đơn vị sự nghiệp.
Phương thức hỗ trợ:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Ngân sách cấp xã để tổ chức thực hiện theo Phương án dồn điền, đổi thửa được duyệt.
Nguồn vốn hỗ trợ:
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án bổ sung có mục tiêu khác;
Ngoài mức hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh, huyện và xã có trách nhiệm bố trí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các nội dung cần thiết khác nhằm đạt được mục tiêu của công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn.
Đối với cấp đổi GCNQSD đất:
Hỗ trợ chi phí cấp mới, cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa và hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính dạng giấy và dạng số;
Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban dồn diền, đổi thửa thôn để tổ chức hội họp, tuyên truyền, xây dựng phương án dồn diền, đổi thửa. Mức hỗ trợ tính theo diện tích DĐĐT đơn vị tính là ha/năm.
* Về ban hành các cơ chế chính sách về ưu đãi và hỗ trợ
UBND tỉnh Quảng Ngãi cần:
Ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho xây dựng cánh đồng mẫu, giao thông, thủy lợi nội đồng và cấp giấy chứng nhận QSD đất; có cơ chế ưu đãi về lãi suất ngân hàng tín dụng cho công tác DĐĐT.
Ban hành Chính sách hỗ trợ khuyến khích dồn điền, đổi thửa; xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2015, với mục tiêu Khuyến khích các địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn hơn, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân; Khuyến khích xây dựng cánh đồng mẫu trồng các loại cây: lúa (lúa lai và lúa chất lượng); lạc (lạc giống, lạc thâm canh); rau chế biến; rau an toàn. để hình thành những cánh đồng sản xuất hàng hóa tập trung có cùng loại sản phẩm, có quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp;
Giao cho các Sở, ban ngành liên quan tổ chức phối hợp thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho công tác DĐĐT, công tác quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cánh đồng mẫu, cấp đổi GCNQSD đất cho nhân dân và quy hoạch nông thôn
mới trên địa bàn xã Tịnh Trà nói riêng và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
Tóm lại, trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác đất nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó hoàn thiện các quy định của pháp luật, nhằm tạo tiền đề và là cơ sở pháp lý để thực hiện các giải pháp khác và giữ vai trò then chốt trong việc phát huy nguồn lực đất đai nói chung và tài nguyên đất nông nghiệp nói riêng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ