3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.2. Tác động của dồn điền đổi thửa đến các hệ thống sản xuất nông nghiệp
Dồn điền đổi thửa không những làm thay đổi số thửa bình quân trên hộ, quy mô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất giao thông, thuỷ lợi mà còn làm thay đổi cơ cấu đất đai của các hộ nông dân. Trước đây chưa DĐĐT hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng nhỏ lẻ, cá thể, một số thôn không có đất lúa thì chuyên sản xuất các loại cây trồng như ớt, thuốc lá, lạc, ngô và các loại cây rau quả phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ theo nhu cầu và lợi ích cá thể, nay đã được DĐĐT thì cơ cấu cây trồng chuyên môn hóa hơn, có đầu tư trọng điểm theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh bới các hệ thống Siêu thi phục vụ cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu như các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như ớt (Đà lạt), bí đao...qua đó đã khẳng định được rằng hệ thống sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tịnh Trà đã khởi sắc hơn về quy mô lẫn hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân nông thôn.
Những vùng có điều kiện chuyển đổi sang mục đích khác có hiệu quả hơn thì dồn điền đổi thửa đã mở ra cơ hội để các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập vì sau khi dồn điền đổi thửa quy mô thửa ruộng lớn hơn, số thửa ít và tập trung hơn.
Như vậy, dồn điền đổi thửa ngoài lợi ích chung là giúp giảm manh mún về ô thửa, tăng diện tích đất canh tác do phá bờ hợp thửa, thuận tiện hơn trong quá trình canh tác, còn góp phần giảm công lao động, tăng khả năng thâm canh và đẩy nhanh quy hoạch lại đất đai, cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu ruộng đất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn.