ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã tịnh trà, huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi (Trang 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí

Xã Tịnh Trà nằm ở phía Tây Bắc huyện Sơn Tịnh, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 20 km. Có giới cận như sau:

. Phía Bắc: giáp các xã Bình Mỹ và Bình Chương, huyện Bình Sơn. . Phía Nam: giáp xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh.

. Phía Đông: giáp xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh. . Phía Tây: giáp xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh.

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.

Xã Tịnh Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với những đặc trưng chủ yếu như sau:

- Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. - Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm 250C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình 290 C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình 220C.

- Chế độ mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm: 2.500 mm. + Số ngày mưa trung bình năm: 120-140 ngày.

+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa thường tập trung vào các tháng 10 và 11 (chiếm 75% lượng mưa cả năm).

- Chế độ ẩm, lượng bốc hơi:

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 82%. + Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.220 mm.

- Chế độ gió:

Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7; gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào tháng 11, 12 và 01, 02 hàng năm.

Tốc độ gió trung bình 2,8 m/giây.

- Bão:

Trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp gây mưa to và gió mạnh từ cấp 7 trở lên, gây ra lũ lụt làm thiệt hại đến sản xuất. Hàng năm còn có nhiều đợt áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn.

- Nắng:

Tổng số giờ nắng khoảng từ 2.000 ÷ 2.200giờ/năm. Số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5, 6 đạt bình quân 8,2 giờ/ngày, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, bình quân đạt 2,9 giờ/ngày.

* Đánh giá chung: Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vùng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của xã; nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, số giờ nắng nhiều nên thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Tuy nhiên, vào mùa Đông thường xảy ra lũ lụt, gió bão và các đợt không khí lạnh là những yếu tố bất lợi cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là lũ lụt hàng năm thường gây thiệt hại cho sản xuất.

3.1.1.3. Địa hình, đất đai:

Tịnh Trà là xã thuộc vùng trung du nằm phía Tây Bắc huyện Sơn Tịnh, có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Đông Bắc. Vùng đồng ruộng bằng phẳng có độ dốc bình quân từ 3-50 chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, vùng gò và đồi thấp có độ dốc bình quân từ 8-100 chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên toàn xã. Toàn bộ nước ở các khu vực trong xã đổ về hai con suối La Gong và Trà Bơi sau đó đổ về sông Trà Bồng.

Theo bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi thuộc hệ thống phân loại của FAO- UNESCO thì trên địa bàn xã Tịnh Trà có các nhóm đất chính như sau:

- Đất xám feralit đá lẫn nông (Epi Lithi Ferralic Acrisols – Acfa-l1): phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Đông và phía Tây của xã, có diện tích khoảng 606 ha, chiếm 28,6%.

- Đất phù sa đốm rỉ glây nông (Epi Gleyi Cambic Fluvisols – FLc-g1): phân bố rộng rãi trong toàn xã, có diện tích khoảng 1.180,19 ha, chiếm 55,6%.

- Đất xám bạc màu cơ giới nặng (Silti Haplic Acrisols – Ach-s): phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Nam của xã, có diện tích khoảng 121 ha, chiếm 5,7%.

- Đất phù sa đốm rỉ cơ giới nhẹ (Areni Cambic Fluvisols – FLc-a): phân bố ở gần trung tâm xã, dọc suối Trà Bơi, có diện tích khoảng 94 ha, chiếm 4,4%.

- Đất xám có tầng loang lổ glây nông (Epi Gleyi Plinthic Acrisols–Acp-g1): chiếm diện tích khoảng 95 ha, chiếm 4,4% phân bố ở phía Đông Nam của xã.

- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá điển hình (Hapli Cambic Luvisols – LPd-h): chiếm diện tích khoảng 26 ha, phân bố ở phía Đông Bắc của xã.

Nhìn chung các loại đất trên địa bàn xã thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên *Tài nguyên đất: *Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.153,49 ha, trong đó diện tích đất đã được đưa vào sử dụng là 2.045,57 ha, chiếm 96,39%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 62,18 ha, chiếm 2,93%; đất chưa khai thác sử dụng là 14,44 ha, chiếm 0,68%.

Diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 1.776,07 ha, chiếm 83,69%; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.080,07 ha, đất lâm nghiệp 696 ha.

Nhìn chung chất lượng đất trên địa bàn xã tương đối tốt nhưng hiện tại hiệu quả khai thác sử dụng đất chưa cao.

*Tài nguyên nước:

- Nước mặt: Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất chủ yếu lấy từ hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham, hồ Sơn Rái, đập Hố Vàng và một số suối nhỏ. Tổng diện tích mặt nước là 62,18ha, chiếm 2,93% diện tích tự nhiên toàn xã, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn xã.

- Nước ngầm: Có trữ lượng tương đối lớn, mực nước nông, có độ sâu trung bình từ 8 - 10m, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng. Hiện nay hầu hết người dân trên địa bàn xã khai thác nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên một số khu vực nguồn nước bị nhiễm phèn.

* Khoáng sản:

Trên địa bàn xã có mỏ khai thác đá phục vụ nhu cầu xây dựng công trình tại núi Cà Ty với diện tích 2,0 ha và vùng khai thác đất tại núi Đá Chồng có quy mô diện tích là 2,0 ha, trữ lượng tiềm năng có thể khai thác khoảng 100.000 m3/năm.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động

- Dân số:

Tổng số dân toàn xã là 5.460 người với 1.336 hộ được phân bố ở 4 thôn như sau:

Bảng 3.1. Dân số năm 2012 phân bố theo thôn

STT Tên thôn Dân số năm 2012

Số dân (người) Số hộ (hộ) 1 Trà Bình 2.153 534 2 Khánh Mỹ 1.044 260 3 Phú Thành 978 235 4 Thạch Nội 1.285 307 Tổng cộng 5.460 1.336 (Nguồn: UBND xã Tịnh Trà)

- Mật độ dân số trung bình: 258 người/km2. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình: 1,01% /năm. - Dân tộc: 100% dân số trong xã là dân tộc Kinh. - Lao động:

Theo số liệu của Ban dân số xã, số lao động trên địa bàn xã như sau: - Số lao động trong độ tuổi: 3.106 người, chiếm 56,9% dân số toàn xã. - Cơ cấu lao động theo lĩnh vực sản xuất như sau:

68% 12%

20%

Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - TTCN Thương mại - Dịch vụ

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo: chiếm khoảng 18% (559/3.106 người), trong đó số lao động có việc làm thường xuyên chiếm 85%.

Như vậy, lao động của xã trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (68%), lao động chưa qua đào tạo còn chiếm khoảng 82%. Đây cũng là một trở ngại trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã.

- Thu nhập: thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 8 triệu đồng/ người/năm.

- Tổng số hộ nghèo toàn xã năm 2012 là 209/1.336 hộ, chiếm tỷ lệ 15,6%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn:

Theo Báo cáo của UBND xã năm 2012, cơ cấu kinh tế của xã như sau: - Ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60,51%.

- Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 19,19%. - Ngành Thương mại – dịch vụ chiếm 20,30%.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp:

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp (giá so sánh 2010) của xã năm 2006 là 39.208 triệu đồng, đến năm 2012 là 46.727 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 3,0%/năm, trong đó:

+ Nông nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 2,8%/năm. + Lâm nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 5,6%/năm. + Ngư nghiệp: giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 4,3%/năm. - Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006-2012 có sự chuyển dịch theo xu thế giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, tỷ trọng ngành ngư nghiệp không thay đổi. Cụ thể, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 từ 94% giảm xuống còn 93,2% vào năm 2012; cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp năm 2006 từ 5,5% tăng lên 6,3% vào năm 2012; cơ cấu giá trị ngành ngư nghiệp từ năm 2006 đến năm 2012 vẫn là 0,5%.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm

(Theo giá so sánh năm 2010)

Các chỉ tiêu 2006 2012

GTSX Nông, lâm, thủy sản (triệu đồng) 39.398 47.399

GTSX ngành nông nghiệp 37.051 44.163

GTSX ngành lâm nghiệp 2.151 2.985

GTSX ngành ngư nghiệp 196 252

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,0 100,0

Ngành nông nghiệp 94,0 93,2

Ngành lâm nghiệp 5,5 6,3

Ngành ngư nghiệp 0,5 0,5

3.1.2.4. Sản xuất nông nghiệp:

Đến thời điểm hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân trong xã. Sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu ở hai lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và thủy sản chủ yếu là diện tích nuôi trồng ở dạng quy mô nhỏ, sản lượng và giá trị không đáng kể

a. Trồng trọt:

* Diễn biến diện tích gieo trồng của một số cây trồng chính.

- Về diện tích gieo trồng: diện tích gieo trồng của xã năm 2006 là 955,2 ha, đến năm 2012 còn 903,0 ha, giảm 52,2 ha.

319,0 955,2 648,0 307,2 903,0 584,0 0,0 200,0 400,0 600,0 800,0 1.000,0 1.200,0 Diện tích gieo trồng (ha)

Diện tích lúa (ha) Diện tích cây trồng khác (ha)

2006 2011

Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến diện tích gieo trồng

Qua hình 3.2 trên cho thấy, tổng diện tích gieo trồng của xã biến động theo hướng giảm, trong đó giảm nhiều nhất là diện tích đất trồng lúa. Cụ thể: diện tích gieo trồng lúa của xã năm 2006 là 648 ha thì đến năm 2012 chỉ còn 584 ha, giảm 64 ha; diện tích trồng ngô năm 2006 là 37 ha đến năm 2012 giảm xuống còn 32 ha; diện tích đất trồng mía năm 2006 là 34,2 ha đến năm 2012 chỉ còn 21 ha, giảm 13,2 ha; diện tích đất trồng lạc năm 2006 là 48 ha đến năm 2012 chỉ còn 43 ha, giảm 5,0 ha. Trong khi đó diện tích các loại cây công nghiệp và nguyên liệu như mì, rau, đậu các loại đều có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua, xã đã thực hiện tốt việc chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, chuyển cây lúa từ 3 vụ xuống 2 vụ/năm theo chủ trương của tỉnh và chuyển một số vùng sản xuất lúa một vụ sang trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày nên diện tích gieo trồng của một số loại cây trồng tăng lên. Bên cạnh đó, do xã đã thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang đất ở, xây dựng các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật nên đất nông nghiệp giảm.

* Sản xuất lương thực:

- Sản lượng lương thực năm 2006 là 3.610,2 tấn, đến năm 2012 là 3.531,2 tấn, giảm 79,0 tấn. Tổng sản lượng lương thực năm 2012 là 3.531,2 tấn, trong đó thóc 3.387,2 tấn (chiếm 95,9%), còn lại là ngô 144 tấn (chiếm 4,1%).

- Bình quân lương thực đầu người: năm 2006 là 664,6 kg/người, đến năm 2012 là 646,7 kg/người, giảm so với năm 2006 là 17,9 kg/người.

- Cây lúa: diện tích gieo trồng lúa năm 2006 là 648 ha, đến năm 2012 còn 584 ha và năng suất lúa năm 2006 đạt 53,6 tạ/ha thì đến năm 2012 đạt 58,0 tạ/ha, tăng 4,4 tạ/ha. Do diện tích đất gieo trồng lúa giảm nên sản lượng thóc năm 2006 là 3.473,3 tấn thì đến năm 2012 chỉ còn 3.387,2 tấn, giảm 86,1 tấn.

Về giống lúa: trong những năm qua, trên địa bàn xã chủ yếu gieo sạ các giống lúa như: DT34. Xi23, Q5, DV108, KD18, ĐH815-6,... đặc biệt trên địa bàn xã đang phát triển mô hình sản xuất lúa giống với các giống lúa chủ yếu là TH6, VN121,...

Thị trường tiêu thụ: hiện tại sản lượng lúa sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu người dân trong xã, một phần phục vụ cho phát triển chăn nuôi, phần còn lại bán ra thị trường thông qua các đại lý thu mua nông sản.

- Cây ngô: Diện tích ngô năm 2006 là 37 ha, đến năm 2012 giảm xuống còn 32 ha. Năng suất ngô năm 2006 là 37 tạ/ha, đến năm 2012 là 45 tạ/ha. Nhìn chung diện tích đất trồng ngô giảm không đáng kể (5,0 ha), trong khi đó năng suất tăng lên dẫn đến sản lượng tăng lên, cụ thể năm 2006 là 136,9 tấn đến năm 2012 là 144 tấn, tăng 7,1 tấn.

Về giống: chủ yếu trồng các loại giống như: LVN 10, LVN 61, LVN 9860, NV2, MX4, ...

Thị trường tiêu thụ: sản lượng sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho phát triển chăn nuôi của hộ gia đình, một phần cung cấp ra thị trường thông qua các đại lý thu mua nông sản của xã.

Nhận xét về sản xuất lương thực: Sản xuất lương thực của xã trong những năm qua có xu hướng giảm xuống. Mặc dù năng suất cây trồng tăng lên nhanh khá ổn định nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa vào sản xuất các giống mới và hệ thống thuỷ lợi từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên do diện tích gieo trồng giảm mạnh đã dẫn đến sản lượng lương thực giảm xuống.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất lương thực của xã giai đoạn 2006-2012

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2012 Tăng/giảm (+/-) Sản lượng lương thực Tấn 3.610,2 3.531,2 -79,0 Thóc Tấn 3.473,3 3.387,2 -86,1 Ngô Tấn 136,9 144,0 7,1 Lương thực bq/người Kg 664,6 646,7 -17,9 Diện tích gieo trồng Ha 955,2 903,0 -52,2 Cây lúa Diện tích Ha 648,0 584,0 -64,0

Năng suất Tạ/ha 53,6 58,0 4,4

Sản lượng Tấn 3.473,3 3.387,2 -86,1

Cây ngô 0,0

Diện tích Ha 37,0 32,0 -5,0

Năng suất Tạ/ha 37,0 45,0 8,0

Sản lượng Tấn 136,9 144,0 7,1

(Nguồn: Văn phòng UBND xã.)

* Kết quả sản xuất một số cây trồng khác:

- Cây rau, đậu thực phẩm:

+ Cây rau quả các loại: có xu hướng tăng lên về cả diện tích, năng suất và sản lượng, diện tích năm 2006 là 53 ha, đến năm 2012 tăng lên 67 ha. Năng suất rau, quả năm 2006 là 155 tạ/ha, năm 2012 tăng lên 165 tạ/ha, sản lượng năm 2006 là 821,5 tấn, đến năm 2012 là 1.105,5 tấn.

Các loại rau trồng chủ yếu là: cải, rau muống, xà lách, bầu, mướp, dưa leo, ớt, ... + Cây đậu các loại: có xu hướng tăng lên về cả diện tích, năng suất và sản lượng, diện tích năm 2006 là 22 ha, đến năm 2012 là 28 ha. Năng suất năm 2006 là 13,6 tạ/ha, năm 2012 là 15,7 tạ/ha; sản lượng năm 2006 là 29,9 tấn, đến năm 2012 là 44,0 tấn.

+ Cây làm thức ăn gia súc: Diện tích năm 2006 là 15 ha, đến năm 2012 tăng lên 18 ha. Năng suất năm 2006 là 180 tấn/ha/năm, năm 2012 là 200 tấn/ha/năm. Sản lượng năm 2006 là 2.700 tấn, đến năm 2012 tăng lên 3.600 tấn.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất cây rau đậu thực phẩm

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2012 Tăng/giảm (+/-)

Rau, quả các loại

Diện tích Ha 53,0 67,0 14,0

Năng suất Tạ/ha 155,0 165,0 10,0

Sản lượng Tấn 821,5 1.105,5 284,0

Đậu các loại

Diện tích Ha 22,0 28,0 6,0

Năng suất Tạ/ha 13,6 15,7 2,1

Sản lượng Tấn 29,9 44,0 14,0

Cây làm thức ăn gia súc

Diện tích Ha 15,0 18,0 3,0

Năng suất Tạ/ha 180,0 200,0 20,0

Sản lượng Tấn 2.700,0 3.600,0 900,0

(Nguồn: Văn phòng UBND xã.)

- Cây công nghiệp hàng năm:

+ Cây lạc: giảm về diện tích, năng suất không thay đổi nên dẫn đến sản lượng giảm. Diện tích năm 2006 là 48 ha, đến năm 2012 là 43 ha; năng suất năm 2006 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã tịnh trà, huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)