Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã tịnh trà, huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa tạ

274 ha xuống còn 270 ha là do việc dồn điền đổi thửa làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên dẫn đến các điều kiện về chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng làm cho diện tích gieo trông vụ đông xuân tăng lên, việc giảm diện tích gieo trồng vụ hè thu là do chuyển đổi cơ cấu cây trông từ lúa sang trồng ngô; Năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt của tất cả các loại cây trồng cụ thể: Cây lúa từ 55 ta/ha tăng lên 60 tạ/ha; Ngô từ 37 tạ/ha tăng lên 43 tạ/ha; cây đậu các loại từ 13 tạ/ha tăng lên 15,7 tạ/ha; rau các loại từ 155 tạ/ha tăng lên 165 tạ/ha; so với trước dồn điền đổi thửa. Từ đó sản lượng cây trồng sau DĐĐT tăng so với trước đồn điền đổi thửa; hệ số sử dụng đất thay đổi từ 1,71 xuống còn 1,60.

3.4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa tại xã Tịnh Trà xã Tịnh Trà

3.4.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau khi dồn điền đổi thửa tại xã Tịnh Trà xã Tịnh Trà

Tịnh Trà cơ bản là một xã thuần nông của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, công thức luân canh cây trồng trước dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã tương đối đơn giản, chủ yếu là trồng lúa nước, ngô, lạc, các loại rau dưa,…với trình độ thâm canh còn thấp, ruộng đất còn manh mún, điều kiện canh tác còn nhỏ lẻ, cá thể, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng chưa đồng bộ, điều kiện cơ giới hóa cho sản xuất nông nghiệp chưa đủ; Do đó, hiệu quả đầu tư và giá trị ngày công còn thấp, nhưng sau DĐĐT các điều kiện cần và đủ cho sản xuất và đầu tư thâm canh từng bước hoàn thiện đã làm cho người nông dân yên tâm trong đầu tư thâm canh; Việc đầu tư thâm canh là phương thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho trước mắt mà còn góp phần gìn giữ, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho sản xuất nông nghiệp.

Việc đánh giá, hiệu quả đầu tư và giá trị ngày công trước và sau DĐĐT là vấn đề không thể thiếu, đồng thời là cơ sở khoa học cho việc đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau DĐĐT. Trước hết chúng ta phân tích mức đầu tư cho loại hình sử dụng đất (LUT) của 3 cây trồng chính: Lúa, Lạc, và Ngô trên địa bàn 4 thôn trước và sau DĐĐT được nêu trong các bảng 3.15; 3.16; 3.17 và 3.18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã tịnh trà, huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)