3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ảnh hưởng của việc dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý đất đai
Việc thực hiện đổi điền, dồn thửa đã tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sắp xếp lại đồng ruộng, thực hiện kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng để từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Việc cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch ở các địa phương được đẩy nhanh hơn, các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp từng bước được đưa vào áp dụng thuận lợi hơn. đã đưa nhiều máy móc vào quá trình sản xuất lúa gạo như máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp. Đặc biệt, trong sản xuất lúa, nông dân không phải cất công gieo mạ mà đã chuyển sang sử dụng mạ khay, cấy bằng máy, vừa tiết kiệm được giống, vừa tiết kiệm được sức lao động. Tình trạng đất manh mún bước đầu được khắc phục, tạo điều kiện cho hộ nông dân ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, (KHKT) thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên.
Bên cạnh đó, sau khi đổi điền, dồn thửa, diện tích đất công ích từ chỗ phân tán trong các hộ đã được quy hoạch tập trung, tạo thuận lợi cho việc quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng đất. Công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền dần dần đi vào nề nếp; Quá trình DĐĐT không thể tách rời với vấn đề quản lý nhà nước về đất đai. Trên thực tế những nội dung quản lý nhà nước về đất đai như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất …có mối quan hệ mật thiết với công tác DĐĐT, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau về tính pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với Nhà nước, Công tác DĐĐT đi vào nề nếp thì hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ngày càng được nâng lên; Mặt khác khắc phục những khó khăn cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất đai;
Công tác DĐĐT, về lâu dài, nhất định Nhà nước có một chiến lược cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết vấn đề nông dân một cách đồng bộ. Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để
Chính phủ, các bộ, ban, ngành chức năng xây dựng chiến lược. Trong đó, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với nội dung toàn diện và đồng bộ, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân cả về phát triển lực lượng sản xuất, cả về xây dựng quan hệ sản xuất. Theo đó cần có một hệ thống lớn các chính sách được chia ra hai tiểu hệ thống: một là. các chính sách phát triển lực lượng sản xuất, trong đó nổi bật là quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển nông nghiệp sinh thái, phát triển làng nghề… hai là. các chính sách về xây dựng quan hệ sản xuất mới, tổ chức các mô hình kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chính sách về tích tụ ruộng đất, chính sách phát triển văn hóa làng - xã, xây dựng môi trường văn hóa mới…, hướng tới việc khắc phục nếp nghĩ, cách làm của người nông dân sản xuất nhỏ, hướng tư duy của kinh tế hộ vào sản suất hàng hóa lớn.
Với một hệ thống có những điều kiện đảm bảo tính khả thi tương ứng. Nhà nước cần phải có những chính sách với những quy định chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các chủ hộ về vốn, về tiêu thụ nông sản hàng hóa, về mối quan hệ 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, về việc làm, về giải quyết đời sống…, trong đó quan trọng và nổi lên là chính sách về đất đai. Nhà nước cần nghiên cứu điều chỉnh mức hạn điền, cách dồn điền đổi thửa (hiện đang có tác dụng nhất định nhưng bị vướng về mức hạn điền); thay đổi tư duy về việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân. Mặt khác, bằng những biện pháp tích cực và đồng bộ, làm cho gói kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn đến với kinh tế hộ nhanh chóng nhất và phát huy tác dụng tích cực nhất.những mô hình về dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, mô hình về thu, gom, mua nông sản hàng hóa cho nông dân, mô hình về tổ chức bảo vệ mùa màng, chống thất thu sau thu hoạch;
Như vây, công tác DDĐT là một trong những ảnh hưởng đên hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt trong nghiên cứu DĐĐT đã làm giảm thiểu của số lượng mảnh trên nông hộ hay trên đơn vị diện tích và những tác động do kinh tế quy mô về ô thửa mang lại, đề cập mối quan hệ giữa con người với ruộng đất; về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất với Nhà nước; đồng thời là tiền đề để Nhà nước quản lý tốt về đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Muốn vậy, Nhà nước cần phải có chiến lược cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết vấn đề nông dân một cách đồng bộ, có những chính sách về tài chính cho nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nông hộ về vốn đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, có như vậy kinh tế hộ mới phát triển nhanh chóng nhất và đi đúng lộ trình mà Đảng và nhà nước ta đề ra theo chương tình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.