Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Ở nước ta hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đất đai. Tuy nhiên, do chính sách đất đai thay đổi qua từng thời kỳ nên các các công trình nghiên cứu cũng có xu hướng nghiên cứu đất đai trong từng thời kỳ đó. Cụ thể: thời kỳ kinh tế, kế hoạch hóa (trước năm 1986) các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến đất nông nghiệp nhằm mục đích phát triển nền kinh tế nông nghiệp là chủ lực của cả nền kinh tế. Chuyển sang thời kỳ đổi mới (năm 1986), cùng với sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003, đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai như thực hiện các quyền sử dụng đất, công tác qui hoạch, công tác giao đất, cho thuê đất các dự án, công tác giải quyết tranh chấp đất đai,... Gần đây thì tập trung nghiên cứu các vấn đề như quản lý đất đai và thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; các vấn đề về giá đất, đền bù GPMB hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là các đề tài được quan tâm, nghiên cứu.

Đối với các học viên cao học cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với chuyên ngành Quản lý đất đai tại các trường đại học, cụ thể có một số đề tài nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu của Lê Thị Phước Oanh (năm 2011) [25], nghiên cứu đã chỉ ra, thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010; đánh giá việc thực hiện và ảnh hưởng của các chính sách bồi thường GPMB khi thực hiện các dự án, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án. Nghiên cứu chưa phản ánh hết những bất cập ảnh hưởng lâu dài khi người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, hệ lụy xã hội khi người dân không được đào tạo nghề nghiệp lâu dài, đời sống bị ảnh hưởng do quên địa bàn, tập tục văn hóa,...Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thêm về nội dung thu hồi đất và chính sách bồi thường để có các đề xuất thiết thực hơn về vấn đề này.

Nghiên cứu của Nguyễn Phước Đức (2013) [16], đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phần mềm Vilis 2.0 trong công tác quản lý đất đai ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Đề tài đã đánh giá được hiệu quả việc áp dụng phần mềm ViLis 2.0 trong công tác quản lý đất đai của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Cẩm Lệ đối với phường Hòa Thọ Đông quận Cẩm Lệ nhờ đó công tác quản lý đất đai đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác tách thửa, nhập thửa, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất. Vì giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở mức ứng dụng phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu phường, do đó để đánh giá khả năng ứng dụng của nó vào công tác quản lý nhà nước về đất đai cần phải nghiên cứu thêm quy trình làm việc ở các cấp Sở Tài

nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các quận, địa chính cấp phường từ đó mới đánh giá đầy đủ được khả năng đáp ứng của phần mềm trong công tác quản lý đất đai

Nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng (2014) [14], đánh giá hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo công nghệ mới phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Chỉ mới nghiên cứu phần mềm Vilis phục vụ công tác quản lý đất đai nhưng chưa so sánh được ưu nhược điểm giữa phần mềm Vilis so với các phần mềm khác như phần mềm Cesdata.

Tại tỉnh Quảng Bình có nghiên cứu của Hoàng Quốc Việt (2013) [32], nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quát về thực trạng và những bất cập trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, lại bao gồm nghiều nội dung nên chưa đi sâu vào các nội dung trong vấn đề nghiên cứu và chưa nghiên cứu tại địa bàn thành phố Đồng Hới.

Nghiên cứu của Lê Văn Mạnh (2013) [23], đánh giá hiện trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Bình. Đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp về mọi mặt như hoàn thiện chính sách đất đai, nâng cao năng lực của bộ máy Tài nguyên và Môi trường, cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tăng nguồn lực tài chính đất đai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đất đai, hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ thông tin,...nhưng chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân cơ bản, giải pháp đột phá, có tầm chiến lược lâu dài để giải quyết tình trạng bất cập trong quản lý đất đai hiện nay.

Tại thành phố Đồng Hới có nghiên cứu của Nguyễn Đức Cường (2012] [13], nghiên cứu đã đánh giá thực tế hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp áp dụng sát trên địa bàn Đồng Hới, chưa đánh giá một cách toàn diện và chưa đề xuất các giải pháp có thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do vậy, cần nghiên cứu thêm hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên toàn tỉnh từ đó để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng.

Nghiên cứu của Phạm Văn Khương (2013) [23], đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đề tài đã đánh giá được nhiều mặt về bộ máy nhận lực thực hiện nhiệm vụ là địa chính các xã, phường,

Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyên môn của địa chính xã phường và Phòng Tài nguyên Môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa cụ thể và chưa chỉ ra được vai trò, trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chuyên môn có liên quan trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn nghiên cứu.

Như vậy, đến nay đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình chưa có công trình nghiên cứu nào, chỉ có một số công trình luận văn thạc sỹ có nội dung liên quan nhưng chưa đi sâu vào vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)