Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Thành phố Đồng Hới là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, nằm bên bờ biển Đông và là một trong số ít thành phố ven biển của nước ta có địa thế đẹp, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một đô thị đa dạng và hiện đại.

Về tự nhiên, Đồng Hới sở hữu một hình thái cảnh quan rất phong phú, độc đáo với đầy đủ các loại địa hình từ vùng gò đồi trung du, đồng bằng, sông rạch, đầm hồ, vùng cửa sông ven biển, đến các dải cát, động cát và bãi biển liên hoàn,... Địa thế như vậy có thể tạo cho Đồng Hới nhiều không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, hài hòa giữa con người và tự nhiên giữa công trình kiến trúc với môi trường sinh thái.

Về vị trí địa lý, Đồng Hới nằm ở vị trí trung độ thuộc các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km, là nơi giao thoa của 3 miền Bắc Trung Nam và cả hành lang Đông Tây liên kết với Lào, Thái Lan và Mianma. Và cũng là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch của Quốc gia: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất (ga Đồng Hới là ga chính), đường hàng không (sân bay Đồng Hới) và đường biển (cảng Nhật Lệ). Đồng Hới cũng là điểm đến đầu tiên và điểm dừng lý tưởng của hành trình khám phá Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và nhiều tuyến du lịch khác,... đây là thế mạnh tiềm tàng mà Đồng Hới luôn có lợi thế để phát triển.

Về diện tích đất đai, Đồng Hới là một thành phố trung bình về diện tích 155,71 km2, mật độ dân số trung bình chỉ là 738 người/km2 và ở khu vực nội thành, nơi dân số tập trung cũng chỉ đạt 1.373 người/km2, thấp hơn nhiều so với các thành phố khác. Do vậy, trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế vẫn giữ được môi trường xanh sạch.

Về kinh tế, trong những năm gần đây thành phố tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường; dịch vụ du lịch phát triển mạnh, từng bước phát huy tiềm năng lợi thế của thành phố và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện và chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Tuy vậy, kinh tế Đồng Hới phát triển chưa có bước đột phá, chuyển dịch cơ cấu chưa mạnh, thiếu bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có của một đô thị tỉnh lỵ và của một thành phố biển; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án còn chậm; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và tốc độ cải thiện chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa; tỷ lệ hộ nghèo tuy không cao nhưng mức sống còn thấp, đời sống nhân dân ở các xã nông thôn còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Về văn hóa - xã hội - giáo dục đã có bước phát triển mới về quy mô, nâng cao chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn việc đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến cả về nội dung và hình thức; lĩnh vực khoa học công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực; đã thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và chính sách xã hội, từng bước nâng cao được đời sống của nhân dân.

Về môi trường, Đồng Hới là thành phố biển, công nghiệp ít phát triển, cư dân tập trung không nhiều nên vấn đề ô nhiễm môi trường chưa xảy ra nghiêm trọng. Cần quan tâm hơn đến rác thải, nước thải tại các chợ Trung tâm và vùng ven sông, ven biển.

Tóm lại thành phố Đồng Hới có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để có thể xây dựng nên một thành phố giàu, đẹp, văn minh và hiện đại nếu có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân thành phố trong việc quản lý, giữ gìn tài nguyên hiện có của địa phương thì thành phố Đồng Hới sẽ phát triển thành đô thị đẹp của miền Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)