Cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.3.2.1. Cơ sở dữ liệu địa chính

Thực hiện Nghị quyết số 07/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1138/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 28 tháng 3 năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình đã xây dựng Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2008- 2010, định hướng đến năm 2015. Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại QĐ số 270/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2009. Tuy nhiên việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh Quảng Bình mà trọng tâm là tại thành phố Đồng Hới hoàn thành chậm so với kế hoạch đặt ra là năm 2012. Hiện nay, khối lượng công việc chỉ mới hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính và đang tiếp tục việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Cơ quan thực hiện việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính tại thành phố Đồng Hới là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đồng Hới. Viêc áp dụng công nghệ tin học để liên kết dữ liệu giữa bản đồ địa chính và sổ mục kê, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện. Phần lớn đang thực hiện thủ công, chỉ chỉnh lý trên sổ sách, bản đồ giấy. Cơ sở dữ liệu địa chính chưa được kết nối qua mạng Internet, chưa thực hiện được trao đổi, tra cứu thông tin qua mạng. Hạ

tầng thông tin chuyên ngành chưa được xây dựng. Do đó các thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, các biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu kết quả cấp giấy và đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ địa chính, tìm kiếm thông tin về thửa đất, người sử dụng đất đều được làm thủ công, rời rạc, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai về việc việc xây cơ sở dữ liệu địa chính.

Yêu cầu đặt ra cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu địac hính trong đó chú trọng việc thiết kế hệ thống, phần mềm và việc xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu địa chính (trang thiết bị lưu trữ, quản lý, đường truyền) để đảm bảo việc kết nối, quản lý, khai thác, cập nhật thường xuyên dữ liệu địa chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)