Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 52)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc trung bộ. Nền kinh tế của Thành phố đã và đang chuyển dịch theo hướng tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn nhất so với các địa phương khác trong Tỉnh. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú để phát triển ngành nông công nghiệp, tài nguyên đất cho phép mở rộng quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp và phát triển ngành nông - lâm ngư nghiệp một cách đồng bộ. Nhân dân có truyền thống cách mạng, hiếu học, năng động, sáng tạo, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

người (mật độ dân số 738 người/km2), phân bố trên địa bàn 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 6 xã (chiếm trên 21% dân số cả tỉnh). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11.23‰ trong đó, dân số thành thị có 77.814 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11.23‰, dân số nông thôn có 37.083 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,87‰. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã. Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Đồng Mỹ 4.993 người/km2, Nam Lý 3.559 người/km2, Hải Đình 2.665 người/km2, thấp nhất là xã Thuận Đức 89 người/km2 và xã Nghĩa Ninh 289 người/km2

Những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp ngành chú trọng, mức giảm sinh hàng năm (bình quân 0,5‰) được duy trì. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá trình mở mang, phát triển đô thị và các khu dân cư mới. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển, hình thành và mở rộng về phía Tây Thành phố các KCN, các khu du lịch, khu dân cư trong thời gian tới...thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

Thương mại, dịch vụ và du lịch: Đồng Hới là trung tâm kinh tế của Tỉnh, là đầu mối giao lưu với các huyện, các tỉnh bạn, nằm trên các trục giao thông quan trọng, có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử...tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch (Quang Phú, Nhật Lệ, Bảo Ninh). Những năm qua, Thành phố đã phát huy tích cực lợi thế của địa phương, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá thực hiện: 560 tỷ đồng, tăng 10,89%. Ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động diễn ra khá sôi động, hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Để đạt được những thành quả đó, trước hết là nhờ việc huy động tham gia kinh doanh của các thành phần kinh tế, đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh dịch vụ. Đến nay, Thành phố có 3.350 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút trên 4.000 lao động, tăng 240 cơ sở so với năm 2002. Thành phố đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Đồng Hới giai đoạn II và sửa chữa nâng cấp một số chợ trên địa bàn. Hơn nữa, tiếp tục chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh ở các chợ, thông qua thực hiện đề án thành lập Ban Quản lý chợ Thành phố Đồng Hới. Với nhiều tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tổng sản lượng vận chuyển năm 2003 đạt 901.000 tấn, tăng 6,8 % so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 47.011 triệu đồng, tăng 13,4%. Hiện nay, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu du lịch Mỹ Cảnh - Bảo Ninh (300 tỷ đồng), Công viên cầu Rào (150 tỷ đồng) và một số khách sạn cao tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)