Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 92 - 94)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Nhà nước cần có chính sách xác định rõ ràng quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng. Các quy định hiện hành của nhà nước về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi chưa phổ biến rõ ràng và áp dụng vào đối tượng cộng đồng. Cụ thể như quyết định 178/2001/QĐ-TTg và thông tư 80/2003/TTLT-BNN-BTC chỉ quy định về quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình cá nhân nhận rừng, không đề cập đến trách nhiệm và hưởng lợi của cộng đồng.

- Cần có quy định rõ ràng và đơn giản hóa các thủ tục về khai thác gỗ để cộng đồng dễ dàng tiếp cận cơ chế hưởng lợi thông qua khai thác gỗ từ rừng. Hiện nay các thủ tục quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật khai thác rừng cộng đồng quản lý chưa rõ ràng và còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể như trong quyết định 178 và Thông tư 80, các yêu cầu về kỹ thuật như xác định tiêu chuẩn rừng khai thác, tỷ lệ hưởng lợi rất phức tạp nên cộng đồng không có khả năng xác định. Chưa có quy định về những thủ tục hành chính về khai thác gỗ thương mại đối với rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý. Trong quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác thì các chỉ tiêu kỹ thuật dựa vào trữ lượng, cường độ và luân kỳ khai thác là rất phức tạp mà cộng đồng không đủ khả năng xác định và thực hiện. Các thủ tục khai thác phức tạp, nhiều cấp làm cho cộng đồng khó tiếp cận. Quyết định số 2324/BNN-LN hướng dẫn các chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng nhưng lại giới hạn cộng đồng khai thác gỗ cho gia dụng theo khối lượng, chưa có quy định về khai thác gỗ thương mại.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng rừng (CNQCDĐ-SDR) cho các cộng đồng dân cư thôn được giao rừng trên địa bàn Huyện để cộng đồng có đầy đủ tính pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng. Theo trong hồ sơ giao đất giao rừng thì các cộng đồng được giao rừng và trong thời gian quản lý bảo vệ tốt sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng rừng. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các cộng đồng đã quản lý bảo vệ tốt thông qua việc giảm các vụ vị phạm đến rừng, tăng chất lượng rừng…tuy nhiên hiện nay còn một số các cộng đồng dân cư thôn nhận rừng trên địa bàn Huyện vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sử dụng rừng có ý nghĩa quan trọng gồm: Giấy CNQSDĐ-SDR là cơ sở pháp lý để ngăn chặn người bên ngoài; là điều kiện tiền đề để nhận hỗ trợ từ bên ngoài; có ý nghĩa quan trọng khi nhà nước thu hồi đất, nếu không có giấy CNQSDĐ-

SDR thì cộng đồng khó có thể yêu cầu bồi thường và có ý nghĩa trong việc tiếp cận thông tin liên quan đến tài nguyên rừng.

- Xác định rõ ràng các điều kiện của cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng để quy định rõ về địa vị pháp lý của cộng đồng. Theo Luật Đất đai (2013) và Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004) thì cộng đồng được coi là một chủ rừng thực sự. Tuy nhiên theo Bộ Luật Dân sự năm 2005, một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được cơ quan có thẩm quyền thành lập và công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản; tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cộng đồng dân cư thôn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên của Bộ Luật Dân sự quy định, vì vậy không được công nhận tư cách pháp nhân. Do đó nếu giao rừng và đất rừng cho cộng đồng, khi xảy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác hoặc có vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật không giải quyết được.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng tại huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)